+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 4/12: Israel tìm cách phá hủy hệ thống tác chiến điện tử Syria

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 4/12: Israel tìm cách phá hủy hệ thống tác chiến điện tử Syria; Cách tốt nhất để tránh chạy đua vũ trang tại Trung Đông;...

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 4/12: Israel tìm cách phá hủy hệ thống tác chiến điện tử Syria; Cách tốt nhất để tránh chạy đua vũ trang tại Trung Đông;...

    Israel tìm cách phá hủy hệ thống tác chiến điện tử Syria

    Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 triển khai tại Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

    Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 đã khiến cho các cuộc tấn công của Không quân Israel trên lãnh thổ Syria gặp phải rất nhiều rắc rối.

    Tuy nhiên theo một số báo cáo, thời gian gần đây máy bay không người lái cảm tử IAI Harop do Israel sản xuất đã được hiện đại hóa đặc biệt để chống lại những hệ thống tác chiến điện tử mạnh nhất của Nga.

    Theo nguyên tắc, nếu hệ thống Krasukha-4 hay bất cứ một tổ hợp EW nào khác được kích hoạt, máy bay không người lái sẽ tự động nhắm vào mục tiêu và đánh trúng nó.

    "Vẫn có thể bảo vệ các bộ phận điện tử khỏi hiệu ứng vô tuyến mạnh mẽ, và giờ đây những máy bay không người lái - theo đúng nghĩa đen sẽ rơi xuống đất khi các hệ thống tác chiến điện tử của Nga được kích hoạt lại đang đe dọa đến chính Krasukha-4.

    Nếu S-400 không được bao phủ bởi các hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn, thì vấn đề tiêu diệt nó cũng sẽ không gặp khó khăn gì đối với UAV Harop", một chuyên gia quân sự Nga lưu ý.

    Cách tốt nhất để tránh chạy đua vũ trang tại Trung Đông

    Người biểu tình Iran giận giữ đốt hình hai ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân. Ảnh: Reuters

    Tổng thống đắc cử của Mỹ Joe Biden ngày 2/12 nhấn mạnh rằng ông cam kết quay trở lại và mở rộng hơn thỏa thuận hạt nhân Iran, đạt được năm 2015 và bị ông Trump rút khỏi năm 2018.

    Trong một cuộc phỏng vấn mới đây được New York Times đăng tải, ông Biden nhận định rằng việc quay trở lại với thỏa thuận hạt nhân Iran, hay Kế hoạch hành động toàn diện chung – JCPOA, là cách tốt nhất để tránh một cuộc chạy đua vũ trang ở Trung Đông.

    Ông Biden cho biết, Mỹ sẽ tái gia nhập thỏa thuận này nếu Iran cũng quay trở lại tuân thủ nghiêm ngặt. Theo thỏa thuận này, Iran đã đồng ý ngừng phát triển công nghệ hạt nhân để đổi lại việc giảm trừ trừng phạt từ quốc tế.

    Ngoài ra, việc quay trở lại thỏa thuận, bao gồm dỡ bỏ nhiều trừng phạt được Tổng thống Donald Trump tái áp đặt, sẽ là “điểm khởi đầu cho những cuộc đàm phán tiếp theo”. Ông Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận này năm 2018, sau đó tái áp đặt nhiều trừng phạt trong chiến dịch “áp lực tối đa” với Iran.

    “Người ta đang nói quá nhiều về việc những tên lửa có độ chính xác cao và những thứ khác nữa có thể gây bất ổn trong khu vực, cách tốt nhất để đạt được sự ổn định trong khu vực là giải quyết được chương trình hạt nhân”, Tổng thống đắc cử Mỹ nhấn mạnh.

    Ông Biden nói thêm rằng các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ bao gồm việc tìm cách kéo dài thời hạn 15 năm của thỏa thuận hạt nhân nhằm hạn chế Iran làm giàu uranium đến mức cần thiết cho vũ khí hạt nhân.

    Các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ giải quyết sự chống lưng của Iran đối với các nhóm dân quân trong các cuộc xung đột ủy nhiệm ở Lebanon, Iraq, Syria và Yemen. Ông cũng bày tỏ mong muốn các nước láng giềng trong khu vực như Arab Saudi hay Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất cùng tham gia với các bên ký kết ban đầu là Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, trong bất kỳ thỏa thuận mới nào.

    Tehran cũng đã bày tỏ sẵn sàng quay trở lại thỏa thuận. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, trong một cuộc phỏng vấn ngày 18/11, cho biết rằng nước này sẽ quay trở lại “các cam kết đầy đủ trong hiệp định” nếu ông Biden dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

    Tuy nhiên, vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran, Mohsen Fakhrizadeh ngày 27/11, được cho là sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa chính quyền Biden và Tehran.

    Iran đã cáo buộc Israel thực hiện vụ ám sát. Trong khi Israel và Mỹ hầu như giữ im lặng về vấn đề này.

    Tháo rời 4 tên lửa tịch thu ở Syria, Mỹ thu được dữ liệu quý

    Tên lửa 9M111M được tháo ra từ hệ thống tên lửa chống tăng AT-4B Spigot. Ảnh: DVIDS

    Bộ Chỉ huy trung ương Mỹ (CENTCOM) hôm 2/12 (giờ địa phương) cho biết, Các kỹ thuật viên về bom của Thủy quân lục chiến Mỹ đã thu được dữ liệu quý giá sau khi tháo rời bốn tên lửa chống tăng tịch thu ở Syria.

    “Các kỹ thuật viên xử lý vật liệu nổ của chúng tôi có kỹ năng đặc biệt để tháo rời một loạt tên lửa nước ngoài. Trong quá trình khai thác, các kỹ thuật viên đã thu thập được dữ liệu vũ khí có giá trị và lấy thông tin sinh trắc học để phân tích” – thông báo của CENTCOM cho biết.

    Các kỹ thuật viên đã tháo rời và sau đó phá hủy bốn tên lửa chống tăng có điều khiển dẫn đường AT-4B Spigot do lực lượng đối tác của Mỹ thu được gần đây ở nam Syria, thông báo cho biết.

    Mặc dù chi tiết chính xác xung quanh chuyện những vũ khí này đã đến Syria như thế nào chưa rõ, song dữ liệu phân tích hứa hẹn cung cấp hiểu biết sâu hơn về mô hình buôn bán vũ khí bất hợp pháp trong khu vực, đồng thời giúp các lực lượng đối tác bảo vệ dân thường khỏi vật liệu chưa nổ, thông báo nói thêm.

    Chỉ riêng trong năm 2020, các kỹ thuật viên của Thủy quân lục chiến Mỹ đã tịch thu và phá hủy khoảng 100 mảnh bom mìn riêng lẻ, trong đó khoảng 30% được sản xuất tại Iran hoặc Nga, theo thông báo.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-412-israel-tim-cach-pha-huy-he-thong-tac-chien-dien-tu-syria-a348212.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan