+Aa-
    Zalo

    Tổng thống Pháp nói về khả năng để kết nạp Ukraine vào EU

    (ĐS&PL) - Trong cuộc họp báo ngày 15/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Ukraine vẫn còn "rất xa" để gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Ông Macron khẳng định trường hợp mở rộng thành viên, EU sẽ phải cải cách sâu sắc các quy tắc của khối.

    Dân trí dẫn tin về cuộc họp báo của Tổng thống Pháp theo hãng RT, theo đó Tổng thống Macron khẳng định: "Chúng ta còn rất xa mới xem xét đến việc mở rộng thành viên tới Ukraine và trong mọi trường hợp, việc mở rộng thành viên sẽ đòi hỏi một cuộc cải cách sâu rộng các quy tắc của chúng ta".

    Khi được hỏi liệu việc kết nạp Ukraine vào EU có đe dọa đến sinh kế của nông dân Pháp hay không, khi có các sản phẩm rẻ hơn từ Ukraine. Ông Macron lên tiếng: "Tôi cam kết bảo vệ chủ quyền của châu Âu về mặt nông nghiệp. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ và duy trì năng lực sản xuất của mình".

    tong thong phap noi ve kha nang de ket nap ukraine vao eu0
    Tổng thống Pháp khẳng định sẽ bảo vệ lợi ích của các thành viên của khối trong cuộc đàm phán với Ukraine về tư cách thành viên EU. Ảnh: VNE

    Hiện nay, Ba Lan, Hungary và Slovakia đã cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine, bất chấp chính sách của EU sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra nhằm mang lại cho nông dân Ukraine một thị trường cho sản phẩm của họ. Ngoài ra, việc Ukraine gia nhập EU khiến trợ cấp nông nghiệp cho các thành viên hiện tại bị cắt giảm 20%, càng thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của Kiev, Financial Times đưa tin vào tháng 10, trích dẫn các tài liệu của EU.

    Ngày 14/12, các lãnh đạo EU nhất trí khởi động đàm phán kết nạp Ukraine và Moldova. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi quyết định này là chiến thắng cho toàn châu Âu.

    Tuy nhiên, tại cuộc đàm phán, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bỏ phiếu trắng về tư cách thành viên của Ukraine.

    Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sau phiên họp đã ca ngợi quyết định này là “một tín hiệu chính trị rất mạnh mẽ,” nhưng ông Orban và những người hoài nghi khác như Thủ tướng Slovakia Robert Fico lại cho rằng việc kết nạp Ukraine không mang nhiều ý nghĩa cho khối, VTC News đưa tin từ nguồn tin trên Sputnik.

    Ukraine nộp đơn gia nhập EU vào năm ngoái, không lâu sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt. Tuy nhiên, nguyện vọng này của Kiev vấp phải sự phản đối của Hungary, một thành viên của khối. Để khởi động đàm phán, EU cần được sự đồng thuận của tất cả thành viên.

    Quyết định không đồng nghĩa với việc Ukraine có thể gia nhập EU ngay lập tức, quá trình này có thể kéo dài nhiều năm, song sẽ là một động lực chính trị rất lớn cho Kiev trong bối cảnh chiến sự hiện nay với Nga. Ukraine cũng đã nộp đơn gia nhập NATO và đang chờ phê chuẩn.

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen từng tuyên bố hồi tháng 9 rằng tương lai của Ukraine nằm "trong liên minh của chúng ta". Tuy nhiên, tuần trước, quan chức EU cảnh báo liên minh này sẽ chỉ bỏ phiếu về việc "mở các cuộc đàm phán về việc gia nhập chứ không phải bỏ phiếu về việc gia nhập". Bà nói rằng quá trình kết nạp sẽ phải mất một khoảng thời gian.

    Trước thông tin khối EU "bật đèn xanh" cho Ukraine, Nga cho biết quyết định của Liên minh châu Âu về khởi động các cuộc đàm phán với Ukraine và Moldova về việc kết nạp thành viên là một động thái bị chính trị hóa có thể gây bất ổn cho khối, đồng thời đánh giá cao việc Hungary phản đối động thái này.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tong-thong-phap-noi-ve-kha-nang-de-ket-nap-ukraine-vao-eu-a603725.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Pháp tài trợ không hoàn lại 700.000 euro cho việc nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên

    Pháp tài trợ không hoàn lại 700.000 euro cho việc nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên

    Mới đây, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã ra thông cáo, Pháp đã quyết định cấp cho UBND thành phố Hà Nội khoản tài trợ không hoàn lại hơn 700.000 euro (khoảng 18,5 tỷ đồng) để phục vụ cho công tác nghiên cứu khả thi nhằm cải tạo cầu Long Biên. Quyết định này được đưa ra trong năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam.