+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc bơm gấp 110 tỷ USD cứu nền kinh tế và kết quả bất ngờ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Động thái mới nhất của Trung Quốc cho thấy nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính phủ từ những đòn tấn công liên tiếp của Washington.

    Động thái mới nhất của Trung Quốc cho thấy nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính phủ từ những đòn tấn công liên tiếp của Washington.

    Ngày 7/10, Trung Quốc tuyên bố ngân hàng trung ương đã bơm thêm gói tiền mặt 110 tỷ USD vào tín dụng cho vay - Ảnh: SCMP

    Ngày 7/10, Trung Quốc tuyên bố ngân hàng trung ương đã bơm thêm gói tiền mặt 110 tỷ USD vào tín dụng cho vay trong một nỗ lực nhằm củng cố niềm tin vào nền kinh tế và thị trường của chính quyền Bắc Kinh.

    Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm 1% tỷ lệ dự trữ từ ngày 15/10 như một cách đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý và hỗ trợ phát triển kinh tế. Các ngân hàng sẽ được giao 1,2 nghìn tỷ NDT, trong đó 450 tỷ NDT (65 tỷ USD) sẽ được sử dụng để hoàn trả các khoản vay của chính họ với ngân hàng trung ương và phần còn lại dành cho tín dụng.

    Trong khi ngân hàng trung ương khẳng định động thái này không thay đổi quan điểm chính sách tiền tệ “thận trọng”, thì các nhà phân tích nhận xét đây là tín hiệu Bắc Kinh đang ngày càng lo lắng về tình hình kinh tế nội địa trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ ngày càng căng thẳng.

    "Đây là dấu hiệu của việc nới lỏng chính sách nhằm chống lại tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và cho thấy quyết tâm duy trì tăng trưởng”, Liao Qun, kinh tế gia hàng đầu của China Citic Bank International cho biết.

    Zhang Ming, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), cho biết động thái này là một phản ứng đối với tốc độ tăng trưởng chậm chạp của Trung Quốc trong thời gian qua do căng thẳng thương mại.

    Zhang cũng dự kiến ​​tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm đến 6,6% trong quý 3, từ 6,7% trong 3 tháng trước, và 6,4% trong quý cuối cùng của năm.

    Một số chỉ số kinh tế đã có dấu hiệu suy yếu trong nền kinh tế trị giá 12 nghìn tỷ USD của Trung Quốc.

    Trong tháng 9, cả chỉ số của các nhà quản lý mua hàng chính thức và không chính thức trong lĩnh vực sản xuất đều giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 do sự sụt giảm của các đơn hàng xuất khẩu, sản xuất và hàng tồn kho.

    Trong ngành du lịch, chi tiêu của khách du lịch trong nước trong 4 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Quốc khánh chỉ tăng 8,1% so với năm 2017, so với mức tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu từ Học viện Du lịch Trung Quốc.

    Thông báo của ngân hàng trung ương, trên thực tế, đã không gây ra nhiều biến động trong phiên giao dịch cổ phiếu ngày 8/10. Trong khi Trung Quốc đại lục đang trải qua kỳ nghit, tất cả các thị trường chứng khoán lớn khác, từ New York đến Tokyo, đã trải qua những đợt sụt giảm đáng kể. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 4,4% trong tuần trước, hiệu suất tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

    Xie Yaxuan, kinh tế gia trưởng của China Merchants Securities cho biết, thời điểm thông báo là một động thái có chủ ý của Bắc Kinh "để bù đắp lại mất mát đáng kể từ sự suy giảm trong thị trường chứng khoán và trái phiếu toàn cầu đối với nền kinh tế trong nước".

    Thị trường chứng khoán nước ngoài của Trung Quốc đặc biệt suy yếu trong năm nay. Trong một bài phát biểu tại Viện Hudson ngày 6/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm 25% trong 9 tháng đầu năm vì Washington “đã vững vàng chống lại các hoạt động thương mại của Bắc Kinh”.

    Thông báo mới nhất của ngân hàng trung ương xuất hiện tại thời điểm mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ đang đặc biệt căng thẳng trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại đến an ninh.

    Xu Jianwei, chuyên gia kinh tế Trung Quốc của ngân hàng Pháp Natixis ở Hong Kong, cho biết chính phủ Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi theo con đường này về chính sách tiền tệ.

    "Trong một cuộc chiến thương mại, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi niềm tin của các nhà đầu tư suy yếu. Trung Quốc phải bơm thêm thanh khoản vào nền kinh tế", ông nói.

    Zhang từ CASS cho rằng mặc dù việc nới lỏng tiền tệ của Bắc Kinh trên lý thuyết sẽ dẫn đến dòng vốn nhiều hơn và gây áp lực lên đồng nhân dân tệ, điều này thường gây ra khó khăn trong việc kiểm soát dòng chảy và tỷ giá hối đoái.

    Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm hơn 20 tỷ USD trong tháng 9 xuống còn 3.097 tỷ USD, sau khi giảm 8 tỷ USD trong tháng 8, theo Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước.

    Thu Phương(Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-bom-gap-110-ty-usd-cuu-nen-kinh-te-va-ket-qua-bat-ngo-a246906.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan