+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc cố tình xuyên tạc Công thư 1958

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Việt Nam nhiều lần bác bỏ việc Trung Quốc cố tình xuyên tạc Công thư 1958 để nhận vơ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

    (ĐSPL) - Việt Nam nhiều lần bác bỏ việc Trung Quốc cố tình xuyên tạc Công thư 1958 để nhận vơ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
    Công thư ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng nhằm phúc đáp công hàm về chiều rộng lãnh hải của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Trên thực tế trong Công thư 1958, Việt Nam chỉ ủng hộ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc.
    Theo BBC, khi liệt kê các “bằng chứng” về việc Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc, trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 8/6 dẫn lại công thư này.
    Học giả Trần Khánh Hồng của Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc xuyên tạc rằng công thư này cho thấy “chính phủ Việt Nam công nhận quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc”.
    Việc Trung Quốc diễn giải nội dung công thư ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản công thư đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.
    Trung Quốc cố tình xuyên tạc Công thư 1958

    Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải tại một cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội

    Hôm 23/5, tại cuộc họp báo ở Hà Nội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa”. Ông Trần Duy Hải cho biết khi công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc, thì Hoàng Sa, Trường Sa đang được đặt dưới quyền quản lý của chính quyền nam Việt Nam. Ông nói thêm “không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu”.
    Trong một cuộc phỏng vấn, Tiến sĩ Trần Công Trục, - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ - nói: “Trong công thư đó, Việt Nam chỉ ủng hộ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc thôi, không hề nhắc tới chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này (Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Trung Quốc luôn luôn dùng các thủ thuật, thủ đoạn để gán ghép các sự kiện lại với nhau…”
    Tại triển lãm quốc tế “Hoàng Sa-Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” tại Bảo tàng Đà Nẵng ngày 21/6 vừa qua, Giáo sư luật Erik Franckx - Đại học Tự do Brussel, Vương quốc Bỉ, và là thành viên của Tòa trọng tài thường trực (PCA) - cho biết: “Cần phải đọc công thư này rất kỹ, nhất là tuyên bố của Ngài Phạm Văn Đồng, bởi vì nó chỉ nhắc đến việc mở rộng lãnh hải”.
    Ông cho biết vào thời điểm công thư được đưa ra (năm 1958), nhiều nước ra tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý và ông cho rằng công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “ủng hộ cho việc mở rộng đó của Trung Quốc”. Giáo sư Erik Franckx nhận định: “Điều quan trọng là Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập cụ thể đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, nên không thể suy diễn Việt Nam xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hay Trường Sa.
    Giải thích xuyên tạc Công thư 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-co-tinh-xuyen-tac-cong-thu-1958-a38059.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan