+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc xử lý loại hình "đòi nợ thuê" như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hiện luật pháp Trung Quốc chưa có quy định cụ thể về đòi nợ thuê, mà chỉ xử lý theo các quy định về trong những luật khác có liên quan.

    Hiện luật pháp Trung Quốc chưa có quy định cụ thể về đòi nợ thuê, mà chỉ xử lý theo các quy định về trong những luật khác có liên quan.

    Đòi nợ thuê dễ gây ra những hệ lụy xấu đến xã hội nếu không được quản lý chặt chẽ. Ảnh minh họa

    Dịch vụ đòi nợ thuê trong thời gian gần đây có các biến tướng phản cảm, gây ra nhiều hệ lụy xã hội. Bên cạnh đó, loại hình này đóng góp vào ngân sách không lớn chính vì vậy có nhiều ý kiến đề xuất muốn cấm loại hình này. Tuy nhiên cũng có các ý kiến trái triều để loại hình này phát triển nhưng phải có các chế tài cụ thể để giám sát nghiêm khắc hơn.

    Vậy ở các nước khác trên thế giới, loại hình dịch vụ đòi nợ thuê được quản lý như nào? Có hợp pháp hay không?

    Điển hình là tại Trung Quốc, khi câu hỏi "dịch vụ đòi nợ thuê cá nhân có hợp pháp hay không?" được đưa lên diễn đàn luật Trung Hoa của trang mạng 66law, rất nhiều luật sư đã để lại ý kiến tranh luận.

    Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, hành vi đòi nợ thuê hoàn toàn không phạm pháp, nếu như không có hành động bạo lực, vi phạm quyền riêng tư hay đã đạt được thỏa thuận từ trước.

    "Nếu vi phạm quyền riêng tư của công dân, sẽ là phạm pháp", luật sư Giang Anh Hào bình luận.

    Chia sẻ cụ thể hơn với tờ Sina, Triệu Lệ Mẫn, luật sư cao cấp của văn phòng luật Doanh Khoa Bắc Kinh, cho biết hiện luật pháp Trung Quốc chưa có quy định cụ thể về đòi nợ thuê.

    "Nếu không bạo lực nhưng lại có hành vi quấy rồi bằng điện thoại, khủng bố tin nhắn... thì sẽ vi phạm các quy định của Luật trị an, ví dụ vi phàm Điều 58 về các quy định pháp lý về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn", luật sư Triệu nói. Mức phạt ở điều khoản này cũng không quá nặng khi người vi phạm chỉ bị phạt hành chính từ 200 - 500 NDT (khoảng 660.000 - 1.600.000 đồng).

    Vào năm 2018, Trung Quốc đã triệt phá một đường dây đòi nợ thuê bằng điện thoại di động vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư cá nhân của công dân.

    Theo China News, ngày 20/6/2018, cảnh sát các tỉnh Tứ Xuyên, Hà Nam, Quảng Đông cùng lực lượng chức năng 15 thành phố khác đã phối hợp triệt phá một đường dây đòi nợ thuê xuyên quốc gia có tên "Gọi đến chết".

    Các nhà chức trách đã bắt giữ hơn 210 nghi phạm, thu giữ hơn 3.100 chiếc điện thoại di động và hàng loạt máy chủ, máy tính, thẻ ngân hàng...

    Băng nhóm này chuyên sử dụng điện thoại di động để tấn công khủng bố tinh thần nạn nhân qua các tin nhắn, cuộc gọi dọa dẫm hoặc làm phiền bất kể ngày đêm. Một số báo cáo cho biết có trường hợp nạn nhân phải nhận tới hàng nghìn tin nhắn SMS trong ngày, khiến quá trình thông tin liên lạc cá nhân hoàn toàn bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và công việc.

    Một số tang vật cảnh sát Trung Quốc thu giữ trong vụ án "Gọi đến chết". Ảnh: China News

    Phía công an Trung Quốc cho biết, sau thời gian điều tra, họ phát hiện sự tồn tại của hai băng nhóm tội phạm, chuyên sử dụng thiết bị và nền tảng công nghệ cao để hoạt động. Trong tay chúng sở hữu tới 434.000 số điện thoại, có khả năng thực hiện 1,2 tỷ cuộc gọi trên phạm vi toàn Trung Quốc.

    Hệ thống này hoạt động trên nhiều nền tảng, từ web, ứng dụng di động cho tới các phần mềm máy tính nhằm thực hiện các nhiệm vụ như trả thù, tống tiền, bán hàng cấm, thu hồi nợ bất hợp pháp và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác.

    Một người họ Tống đã bị cảnh sát giam giữ 10 ngày vì sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê của hệ thống "Gọi đến chết".

    Hơn nữa, nếu gọi một cuộc điện thoại quấy rối để thực hiện tống tiền, có thể sẽ bị cấu thành tội tống tiền và bị xử phạt hình sự.

    Điều 274, Luật hình sự của Trung Quốc quy định: Tống tiền tài sản công cộng hoặc tư nhân với số tiền lớn hoặc nhiều lần tống tiền sẽ bị phạt tù với thời hạn không quá 3 năm; nếu số tiền này lớn hoặc có những trường hợp nghiêm trọng khác, thời hạn phạt tù sẽ là hơn 3 năm và dưới 10 năm kèm phạt hành chính; nếu số tiền này đặc biệt lớn hoặc có những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thời hạn phạt tù hơn 10 năm và phạt hành chính.

    Trong hồ sơ vụ án "Gọi đến chết" được lưu ở tòa án thành phố Túc Thiên, tỉnh Giang Tô, một bị cáo họ Lý đã bị tuyên 4 tháng tù và nộp phạt 4.000 NDT về hành vị gọi điện tống tiến.

    Các cơ quan chức năng Trung Quốc cũng khuyến cáo người dân nếu phát hiện ra các hành vi tống tiền, đòi nợ bất hợp pháp qua điện thoại, nên báo cảnh sát ngay lập tức hoặc liên hệ với nhà mạng để kích hoạt các dịch vụ hỗ trợ.

    Hoa Vũ (Theo China News, Sina)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-xu-ly-loai-hinh-doi-no-thue-nhu-the-nao-a325635.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan