+Aa-
    Zalo

    Trung tâm y tế huyện Hạ Lang – Cao Bằng: Khó khăn khi triển khai căn cước công dân gắn chíp trong khám, chữa bệnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) được xem là bước tiến lớn trong cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế và BHXH. Tuy nhiên, trên thực tế, việc làm này còn gặp những vướng mắc nhất định do đặc thù của từng địa phương, ví dụ tại huyện Hạ Lang, Cao Bằng.

    Trung tâm Y tế huyện Hạ Lang đã tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo các Trạm Y tế trực thuộc thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh, công tác y tế dự phòng và các chương trình mục tiêu y tế - dân số. Đơn vị này cũng có nhiều nỗ lực trong việc triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ CCCD gắn chip, mang lại tiện ích tối ưu cho người dân.

    z5223715546825d2eba16d122bf7ae7394e95d274ca5ba

    Theo thống kê, từ đầu năm 2023, Trung tâm đã triển khai thực hiện khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chíp, 100% cơ sở y tế trên địa bàn được trang bị đầu đọc QR-Code. Thế nhưng tính đến tháng 12/2023, tỉ lệ người dân sử dụng CCCD gắn chíp trong khám chữa bệnh mới chỉ đạt khoảng 39% (10,608/26,682 lượt).

    Trên thực tế, việc triển khai căn cước công dân gắn chíp trong khám, chữa bệnh đã bộc lộ một số bất cập và khó khăn nhất định. Cụ thể, dữ liệu gia hạn thẻ BHYT trong năm mới 2024 chưa được cập nhật đã khiến nhiều người không thể sử dụng CCCD để khám bệnh, đơn vị phải tìm kiếm thông tin trên cổng giám định BHYT. Có những CCCD chưa được tích hợp thẻ BHYT hoặc đã tích nhưng sai thông tin.

    z5223577259694a2de05d3368befa4ab4b9ad88e6ed094

    Ngoài ra, hệ thống dữ liệu chưa liên thông đồng bộ, do đó đa số thẻ CCCD chưa tích hợp thông tin BHYT của người bệnh; khi nhân viên y tế quét mã QR của CCCD trên phần mềm để tra cứu thông tin thì có trường hợp gặp lỗi “không tìm được họ tên”. Nhân viên bắt buộc phải dùng phương pháp thủ công, nhập bằng tay mã số thẻ CCCD, họ tên người bệnh để tra cứu.

    Một cán bộ công tác tại trạm y tế xã chia sẻ: “Mặc dù chúng tôi đã có những hướng dẫn cụ thể và nhiều người dân đều mong muốn được giảm bớt thủ tục hành chính trong quá trình khám chữa bệnh, thế nhưng do hệ thống tích hợp còn chưa đồng bộ nên kết quả không được như mong đợi. Có những bệnh nhân khi đưa CCCD tôi quét mã thì trên hệ thống không trả được kết quả vì quá trình tích hợp bị sai giới tính. Hoặc cũng có trường hợp bị sai mất một số trong ngày tháng năm sinh thì cũng không thể cho ra kết quả được. Những trường hợp này sẽ phải báo cáo lại và tích hợp từ đầu. Và như vậy thì chúng tôi lại phải dùng thẻ BHYT để bệnh nhân đảm bảo quyền khám chữa bệnh kịp thời”.

    Ngoài ra, một số bệnh nhân lớn tuổi vẫn giữ thói quen làm thủ tục như cũ hoặc chưa xuất trình thẻ CCCD bởi lo sợ vấn đề bảo mật thông tin. Đặc biệt có hiện tượng bệnh nhân sau khi khám xong đã bỏ về và không hoàn thành quy trình khám chữa bệnh.

    z52235769003156109645af74a9c5c7e031bf63b958196

    Bà Nguyễn Thị Xuân, 54 tuổi, có nhiều bệnh nền, thường xuyên phải tới Trung tâm y tế thăm khám, điều trị cho PV biết: “Tôi đã nhiều tuổi nên cũng không rành về công nghệ. Tôi nghe ti vi thấy cảnh báo có những vụ án lừa đảo qua các giấy tờ tùy thân nên sinh ra tâm lý ngại xuất trình thẻ CCCD gắn chíp khi khám bệnh. Tôi mắc bệnh nền đã lâu, hay đi khám nên các thủ tục cũng quá quen rồi, thấy cũng không mất quá nhiều thời gian nên cứ dùng thẻ giấy cho yên tâm”.

    Việc sử dụng ứng dụng VneID (định danh điện tử), VssID (Bảo hiểm xã hội số) hay thẻ CCCD gắn chíp thay thế thẻ BHYT giấy khi đi KCB BHYT là giải pháp tích cực, góp phần cải cách thủ tục hành chính. Từ đó, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác KCB, giúp người dân được tiếp cận dịch vụ KCB BHYT tốt nhất, kịp thời góp phần thực hiện tốt chính sách BHYT trên địa bàn huyện.

    Theo đánh giá chung, việc ứng dụng thẻ CCCD gắn chip mang lại nhiều tiện ích, đặc biệt nếu được triển khai đồng bộ dữ liệu thông tin BHYT, người bệnh sẽ không cần mang nhiều giấy tờ.

    Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ mới, thời gian đầu sẽ khiến một số nhóm đối tượng, như người lớn tuổi chưa thể ứng dụng vì khó thay đổi thói quen cũ. Do đó cần sự hướng dẫn, tuyên truyền, có các giải pháp phù hợp để các nhóm đối tượng đều có thể dễ dàng thực hiện.

    Minh Huyền

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-tam-y-te-huyen-ha-lang-cao-bang-kho-khan-khi-trien-khai-can-cuoc-cong-dan-gan-chip-trong-kham-chua-benh-a613417.html
    Điều tra vụ bác sĩ ký

    Điều tra vụ bác sĩ ký "khống" trục lợi hơn 350 triệu đồng tiền BHYT ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng

    Để điều tra vụ việc, mới đây lãnh đạo bệnh viện đã tạm đình chỉ công tác đối với bác sĩ L.V.N, (33 tuổi) công tác tại khoa Khám bệnh - cấp cứu. Người này được xác định có hành vi ký "khống" 19 trường hợp bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) để trục lợi cá nhân hơn 350 triệu đồng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Điều tra vụ bác sĩ ký

    Điều tra vụ bác sĩ ký "khống" trục lợi hơn 350 triệu đồng tiền BHYT ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng

    Để điều tra vụ việc, mới đây lãnh đạo bệnh viện đã tạm đình chỉ công tác đối với bác sĩ L.V.N, (33 tuổi) công tác tại khoa Khám bệnh - cấp cứu. Người này được xác định có hành vi ký "khống" 19 trường hợp bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) để trục lợi cá nhân hơn 350 triệu đồng.