+Aa-
    Zalo

    "Tượng rùa vàng không phải biểu tượng Thủ đô"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Về đề xuất rùa vàng là biểu tượng Hà Nội, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội cho biết, Hà Nội đã có biểu tượng nhận diện là Khuê Văn Các và biểu tượng n

    Về đề xuất rùa vàng là biểu tượng Hà Nội, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội cho biết, Hà Nội đã có biểu tượng nhận diện là Khuê Văn Các và biểu tượng này được Quốc hộ quy định trong Luật Thru đô.

    Theo tin tức báo VnExpress đăng tải, ngày 29/3, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội cho biết, cơ quan chưa nhận được đề án đúc tượng rùa vàng và chỉ đạo của thành phố về việc này, nên chưa có động thái xem xét. Nếu được thành phố giao xem xét, Sở Văn hóa sẽ lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia và dư luận, sau đó trình Cục Di sản và Bộ Văn hóa thẩm định.

    Ông Tiến nhấn mạnh, Hồ Gươm là di tích quốc gia đặc biệt, là di sản quý báu của người dân Hà Nội và cả nước nên mọi công trình đưa vào đều phải rất cẩn thận. Về đề xuất rùa ràng là biểu tượng Hà Nội, ông Tiến cho hay, Hà Nội đã có biểu tượng nhận diện là Khuê Văn Các và biểu tượng này được Quốc hội quy định trong Luật Thủ đô.

    Một mẫu phác thảo về tượng rùa vàng ở hồ Gươm. Ảnh: TTXVN

    Được biết, trước đó ngày 28/3, ông Tạ Hồng Quân, một công dân Hà Nội cho biết đã trình UBND TP Hà Nội đề án đúc tượng rùa vàng đặt bên Hồ Gươm. Tượng sẽ được đúc bằng chất liệu đồng nguyên chất và vàng, dài 2,5 mét, cao 3,5 mét và nặng khoảng 6-10 tấn.

    Đề xuất đặt tượng rùa vàng bên Hồ Gươm của ông Quân đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

    Theo báo Tuổi Trẻ, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử VN cho biết: "Có thể ý tưởng đúc tượng rùa vàng gắn với sự tích rùa hồ Gươm. Nhưng rùa ấy như thế nào, đặt ở đâu, đặt để làm gì, ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên xung quanh ra sao, ảnh hưởng đến không gian văn hoá ra sao… thì đều phải cân nhắc, tính toán rất kỹ. Không thể làm tuỳ tiện sẽ để lại hệ quả cực kỳ nguy hiểm”, GS Lê nói.

    GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia khẳng định, ông không ủng hộ ý tưởng đúc tượng rùa vàng ở Hồ Gươm cũng như không nên đưa thêm bất cứ mô hình, công trình nào vào không gian này. Đồng quan điểm với GS Tiêu, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho biết: “Hãy cứ để truyền thuyết, huyền thoại tồn tại trong dân gian như trước đây nó vốn có thì sẽ có sức sống lâu bền hơn thay vì dựng tượng sẽ tầm thường hoá và làm mất đi đời sống tâm linh của nó”.

    Ông Tiến cũng khẳng định, rùa không phải là biểu tượng của Hà Nội hay Việt Nam.

    Theo báo VOV, trước những phán ứng trái chiều từ dư luận, ông Tạ Hồng Quân cho biết, ý tưởng đề án "đúc tượng rùa vàng tại Hồ Gươm" được ông ấp ủ hơn 10 năm nay và được các chuyên gia như GS Vũ Khiêu, PGS Đặng Văn Bài, Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá đây là ý tưởng hay. 

    “Ở góc độ cá nhân. tôi nghĩ ý tưởng của mình là hay nhưng chín người mười ý tôi không mong là mình được ủng hộ hoàn toàn 100%. Nhưng nếu đạt 70% trong đó là đã được xem thành công. Tôi nghĩ Hồ Gươm của mình đẹp như thế, việc có thêm một bức tượng Rùa vàng để mọi người khi đến Hồ Gươm có một cái gì đó để chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu giữ khoảnh khắc cũng rất hay. Rùa vàng là hình tượng kết nối được văn hóa, lịch sử truyền thống với hiện tại. Ý tưởng “Đúc tượng Rùa vàng” cũng giống như việc đề xuất Phố đi bộ quanh Bờ Hồ. Những hoạt động như thế sẽ làm cho đời sống xung quanh khu vực đó trở nên sống động, ý nghĩa hơn”, báo VOV dẫn lời ông Tạ Hồng Quân.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuong-rua-vang-khong-phai-bieu-tuong-thu-do-a185732.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan