+Aa-
    Zalo

    Ukraine bên bờ vực phá sản

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ukraine đang ở trên bờ vực bất ổn và phá sản, khi quốc hội và chính phủ chuyển tiếp sớm phải đối mặt với những nguy cơ xung đột mới.

    (ĐSPL) - Ukraine đang ở trên bờ vực bất ổn và phá sản, khi quốc hội và chính phủ chuyển tiếp sớm phải đối mặt với những nguy cơ xung đột mới.
    Quốc hội và chính phủ chuyển tiếp ở Ukraine hiện đang đối mặt nhiều thử thách khó khăn trong quá trình cải cách chính trị - khi đứng trước làn sóng phản kháng của những người ủng hộ Tổng thống bị bãi nhiệm Yanukovich, cạnh tranh quyền lực trong phe đối lập và một nền kinh tế sắp vỡ nợ.
    Ukraine bên bờ vực phá sản

    Ukraine bên bờ vực phá sản

    Thay đổi chính trị đã quét qua Ukraine như một vụ lở đất . Với tốc độ chóng mặt, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Viktor Yanukovich, kêu gọi bầu cử trước thời hạn vào cuối tháng 5/2014 và trả tự do cho cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko. Ngay sau khi rời khỏi nhà lao, bà Tymoshenko đã tuyên bố ý định tranh chức tổng thống.
    Làn sóng phản kháng lan rộng miền Đông
    Trong khi đó, ở các khu vực phía đông và phía nam đông dân cư của Ukraine, làn sóng phản kháng đang lan rộng . Các nhà lãnh đạo của chính quyền địa phương nghi ngờ tính hợp pháp của các nghị quyết mà Quốc hội Ukraine vừa thông qua. Không ít người người mô tả các sự kiện ở Kiev là một cuộc đảo chính.
    Ukraine bên bờ vực phá sản

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng các lực lượng chống Tổng thống Viktor Yanukovich đã tiếm quyền.

    Chính phủ Nga đã lên tiếng cảnh cáo rằng những phần tử cực đoan đang đe dọa hiến pháp Ukraine. Theo hãng tin Reuters, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 23/2 nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng các lực lượng chống Tổng thống Viktor Yanukovich đã không tuân thủ thỏa thuận hòa bình mà họ ký kết hôm 21/2 và đã tiếm quyền. Theo ông Lavrov, phe đối lập Ukraine đang xa rời thỏa thuận này và trên thực tế đã tiếm quyền ở Kiev, từ chối giải giáp vũ khí và tiếp tục theo đuổi  bạo lực. Ông Lavrov cũng lưu ý rằng thỏa thuận trên mang chữ ký của các đại diện của một số nước phương Tây. Điều này cho thấy chính phủ Nga không hỗ trợ sự thay đổi ở Ukraine.
    Về phần mình, Tổng thống Yanukovich cũng không chấp nhận việc bị quốc hội bãi nhiệm, mặc dù ông đã bị mất uy tín chính trị. Các chính khách cấp tiến trong Đảng Các khu vực có thể kích động nhân dân chống lại hành động "tiếm quyền" ở Kiev.
    Tymoshenko "đấu" với Klitschko
    Chưa hết, việc cựu Thủ tướng vừa ra khỏi nhà tù Yulia Tymoshenko tuyên bố ý định tranh cử tổng thống cũng gây tranh cãi trong phe đối lập. Trong phe đối lập, bà Tymoshenko có lẽ là một chính trị gia nổi tiếng nhất, nhưng cũng mắc khá nhiều bê bối.
    Nhiều người biểu tình ở Quảng trường Độc lập nói rằng bà Yulia Tymoshenko không đại diện cho phong trào phản kháng ở Kiev vừa qua.
    Ukraine bên bờ vực phá sản

    Cựu Thủ tướng vừa ra khỏi nhà tù Yulia Tymoshenko tuyên bố ý định tranh cử tổng thống

    Serhiy Leshchenko, một nhà báo nổi tiếng của tờ  Ukrainska Prawda trực tuyến, nói thẳng bà Tymoshenko không phải là nhân vật phù hợp để lãnh đạo Ukraine. Ông Leshchenko cho rằng người đứng đầu mới của Ukraine phải trong sạch, không bị cáo buộc tham nhũng. Ông này lưu ý đây là chiến thắng của phong trào biểu tình trên Quảng trường Độc lập, chứ không phải chiến thắng của "Công chúa khí đốt" Yulia Tymoshenko, một người đã bị chính quyền Yanukovich bỏ tù 7 năm vì đã gây hại cho  lợi ích của Ukraine khi ký kết hợp đồng khi đốt với giá cắt cổ với Nga.
    Trong con mắt của nhiều người Ukraine, bà Tymoshenko cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc "Cách mạng Cam" năm 2004. Người ta cũng không  quên việc bà này đã sẵn sàng hợp tác với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych trong năm 2009 để viết lại hiến pháp.
    Xung đột cũng sẽ phát sinh giữa cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko và cựu vô địch thế giới quyền anh hạng nặng Vitaly Klitschko, một thủ lĩnh đối lập luôn xuất hiện trên Quảng trướng Độc lập. Quan hệ giữa hai người đã trở nên căng thẳng nhiều năm qua. Khi Vitaly Klitschko chạy đua cho thị trưởng thành phố Kiev vào năm 2008, bà Tymoshenko đã không ủng hộ và đưa người của bà là Oleksandr Turchinov (tân Chủ tịch Quốc hội Ukraine hiện nay) tham gia cuộc đua. Rốt cuộc, cả hai cùng thất cử.
    Cả cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko và cựu vô địch quyền Anh thế giới Vitaly Klitschko đều có tham vọng trở thành tổng thống Ukraine và cả hai đã tuyên bố công khai.
    Các cuộc điều tra dư luận cho thấy cử tri Ukraine tin tưởng Vitaly Klitschko hơn, mặc dù bà Yulia Tymoshenko là người không dễ bỏ cuộc.
    Ukrainesắp vỡ nợ
    Trong khi đó, cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã đưa đất nước đến bờ vực thẳm. Cơ quan xếp hạng Standard and Poor đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của Ukraine xuống mức CCC, chỉ cách vỡ nợ có vài bậc.
    Đồng tiền Hryvnia của Ukraine đã mất giá hơn 10\% so với đồng euro kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của Ukraine đang tan chảy nhanh chóng.
    Nhà kinh tế Theocharis Grigoriadis của Viện Đông Âu của  Đại học Tự do Berlin nói với DW: "Khả năng phá sản của Ukraine là hoàn toàn có thể". Theo ông, nguy cơ bị phá sản chính là lý do vì sao Tổng thống Yanukovich  bác bỏ thỏa thuận liên kết với EU năm ngoái và chấp nhận khoản tín dụng 15 tỷ USD của Nga.
    Ukraine bên bờ vực phá sản
    Nguy cơ bị phá sản chính là lý do vì sao Tổng thống Yanukovich  bác bỏ thỏa thuận liên kết với EU năm ngoái và chấp nhận khoản tín dụng 15 tỷ USD của Nga.
    Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Yanukovich bị lật đổ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Moscow sẽ giữ lại phần còn lại của gói viện trợ tài chính dành cho Ukraine, ít nhất cho đến khi tình hình chính trị ổn định.
    Nhà phân tích Grigoriadis nói: "Ukraine không có cơ sở hạ tầng công nghiệp hóa cao. Các công ty nước ngoài luôn gặp khó khăn khi đầu tư vào các quốc gia Đông Âu nói chung và Ukraine nói riêng. Đó là chưa kể tình trạng tham nhũng tràn lan và sự không chắc chắn pháp lý ở Ukraine".
    Theo ông Grigoriadis, đây là thời điểm để Liên minh Châu Âu chứng minh cam kết lâu dài với Ukraine. Ông Grigoriadis cũng lưu ý rằng Tổng thống Yanukovich đã  từ chối các khoản vay của IMF vì tổ chức tiền tệ này yêu cầu cải cách kinh tế nghiêm ngặt.Trái bóng tài chính hiện đang được đá sang sân Châu Âu và Mỹ, khi Ukraine phải thanh toán các khoản nợ đáo hạn hơn 15 tỷ USD trong vòng 2 năm tới.
    Để đáp ứng các điều kiện của IMF, Ukraine cần phải có một chính phủ mới và đất nước này phải tự giải quyết cuộc khủng hoảng của mình.
    Minh Đức (theo Deutsche Welle) 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ukraine-ben-bo-vuc-pha-san-a22865.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phương Tây lo Nga đưa quân sang Ukraine

    Phương Tây lo Nga đưa quân sang Ukraine

    (ĐSPL) - Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice cảnh báo sẽ là “sai lầm nghiêm trọng” nếu Nga điều quân sang Ukraine để khôi phục một chính phủ thân với Moscow.