+Aa-
    Zalo

    Vũ khí bí mật để Hàn Quốc chống lại đội tàu chiến của Triều Tiên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hệ thống pháo phản lực phóng loạt hiện đại gắn trên các tàu tấn công nhanh mà quân đội Hàn Quốc nghiên cứu có thể đối phó với tàu chiến Triều Tiên.

    Hệ thống pháo phản lực phóng loạt hiện đại gắn trên các tàu tấn công nhanh mà quân đội Hàn Quốc nghiên cứu có thể đối phó với tàu chiến Triều Tiên.

    National Interest đưa tin, nếu cuộc xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên xảy ra, thì Seoul sẽ phải đối phó với đội tàu được trang bị tên lửa và ngư lôi từ Bình Nhưỡng.

    Tới thời điểm hiện tại, Triều Tiên có khoảng 300 tàu tấn công nhanh, bao gồm tàu phóng lôi có lượng giãn nước 20 tấn, tàu đệm khí lớp Nong-go nặng tới 200 tấn, trang bị một hải pháo cỡ nòng 76 mm và tên lửa chống hạm.

    Hệ thống pháo phản lực trang bị cho tàu chiến PKX-B. - Ảnh: Navy Recognition.

    Tàu phóng lôi được cho là lực lượng quan trọng của hải quân Triều Tiên với 200 chiếc. Mỗi tàu có bị hai ống phóng ngư lôi cùng súng máy hoặc pháo cỡ nhỏ.

    Lực lượng này khó có khả năng làm hải quân Mỹ và Hàn Quốc bị thiệt hại lớn trên vùng biển nếu xảy ra giao tranh trên biển. Tuy nhiên, khi tác chiến gần bờ, chúng có thể tấn công bất ngờ cùng số lượng lớn, làm hệ thống phòng thủ của đối phương gặp khó khăn.

    Thủy thủ Triều Tiên sẵn sàng hy sinh tàu và người để đánh chìm, hoặc gây thiệt hại nặng cho chiến hạm hiện đại của Mỹ và Hàn Quốc.

    Nhằm đối phó với những tàu chiến nhỏ trang bị tên lửa và ngư lôi của Bình Nhưỡng, quân đội Hàn Quốc đã phát triển hệ thống pháo phản lực phóng loạt hiện đại gắn trên các tàu tấn công nhanh.

    Sản phẩm này lần đầu được thấy ở triển lãm thương mại MADEX 2017 được tổ chức hồi cuối tháng 10 tại thành phố Busan, Hàn Quốc.

    Tàu tuần tra cao tốc trang bị pháo phản lực mang tên mã PKX-B được cho là biện pháp đối phó của Seoul. Chúng được thiết kế nhằm ngăn cản các cuộc đột kích bất ngờ với số lượng lớn của tàu chiến Bình NHưỡng.

    Mỗi tàu PKX-B có 12 ống phóng rocket cỡ 130mm, mỗi quả trang bị đầu đạn nặng hơn 8kg và tầm bắn trên 19km. Đạn pháo phản lực có thể tự hiệu chỉnh đường bay nhờ hệ thống định vị toàn cầu (GPS), thiết bị dẫn đường quán tính và liên kết dữ liệu, trước khi cảm biến hồng ngoại được kích hoạt để khóa mục tiêu.

    Hệ thống kiểm soát hỏa lực của PKX-B có khả năng tấn công ba mục tiêu cùng lúc, ngăn chặn nếu các nhóm tàu cao tốc của Triều Tiên đồng loạt triển khai.

    Một chiếc tàu ngầm của hải quân Hàn Quốc. - Ảnh: Cimsec.

    Pháo phản lực trên PKX-B có tầm bắn tối thiểu khoảng 3km, có khả năng tạo ra "khu vực chết" quanh tàu làm nó không thể tấn công chiến hạm Triều Tiên ở cự ly gần.

    Nhằm đối phó với vấn đề này, hải quân Hàn Quốc sẽ trang bị một hải pháo bắn nhanh cỡ nòng 76mm cho PKX-B.

    Chiếc PKX-B đầu tiên có thể được biên chế vào cuối năm nay, 3 chiếc tiếp theo sẽ được bàn giao cho hải quân Hàn Quốc trong năm 2018 và 4 chiếc còn lại bàn giao vào 2020.

    Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng dự kiến mua tàu ngầm hạt nhân nằm trong kế hoạch mua hàng tỷ USD vũ khí quân sự của Mỹ.

    Trong cuộc đối thoại song phương giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in tại Seoul vào hôm 7/11, lãnh đạo hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc phát triển một cơ chế ngăn chặn chung chống lại Bình Nhưỡng.

    Trong danh sách mua vũ khí quân sự Mỹ của Hàn Quốc, có cả các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

    GIA BẢO(Theo National Interest)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-khi-bi-mat-de-han-quoc-chong-lai-doi-tau-chien-cua-trieu-tien-a211478.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan