+Aa-
    Zalo

    Những món ăn dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều ổ dịch tay chân miệng đang xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, việc tìm ra chế độ dinh dưỡng thích hợp sẽ giúp trẻ gia tăng sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh.

    Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà

    Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường bắt đầu với triệu chứng: sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng, báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin. 

    Các nốt mụn lở xuất hiện trong miệng sau khi sốt khoảng 1 - 2 ngày. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét, vết loét chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má.

    tay chan mieng
    Các nốt phát ban kèm bọc nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, chân. Ảnh minh họa

    Khi phát hiện dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Theo VTV news, nếu trẻ mắc tay chân miệng ở mức độ nhẹ, chỉ có loét miệng, tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt thì trẻ có thể được điều trị và theo dõi tại nhà.

    Khi chăm sóc con tại nhà, cha mẹ cần phải cách ly và kiểm soát tình trạng sốt của con, vệ sinh cơ thể, chăm sóc các vùng da có mụn phỏng, nhất là các vết loét trong miệng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xác định mức độ bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

    Một số món ăn dinh dưỡng cho trẻ

    Nếu trẻ còn bú: tiếp tục cho ăn sữa mẹ. 

    Đối với trẻ lớn: cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo. Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ. Không nên cho trẻ ăn đồ cay, nóng, cứng.

    Sau đây là 6 món cháo, súp cung cấp đầy đủ các nhóm chất như: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh hồi phục.

    Súp gà ngô nấm

    cach nau sup ga ngo non thom ngon bo duong 202201141412125884
    Ảnh minh họa

    Nguyên liệu

    Thịt gà 200g

    Ngô ngọt ½ bắp

    Lòng trắng trứng gà 1 quả

    Nấm hương, cà rốt, một ít bột năng

    Cách làm

    - Thịt gà rửa sạch, để ráo nước, cho nước vào luộc gà chín, vớt ra đĩa rồi xé sợi. Phần xương gà cho vào ninh cho ngọt nước, lọc lấy nước dùng để nấu súp.

    - Ngô ngọt tách lấy hạt, rửa sạch. Cà rốt bào bỏ vỏ, cắt hạt lựu. Nấm hương ngâm nước ấm, rửa sạch, thái sợi. Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.

    - Cho ngô ngọt, cà rốt vào nước luộc gà đun sôi cho chín mềm. Tiếp tục cho gà xé sợi, nấm hương vào và nêm nếm gia vị vừa miệng.

    - Cho bột năng trộn với một ít nước khuấy tan, đổ từ từ vào nồi súp gà, vừa đổ vừa khuấy đều, hạ lửa nhỏ đun thêm vài phút. Đánh lòng trắng trứng gà cho vào nồi súp, khuấy đều cho sôi lại. Thêm rau mùi, hành lá, khuấy đều và tắt bếp.

    Súp tôm bí đỏ

    Nguyên liệu

    Tôm 100g

    Bí đỏ 150g

    Sữa tươi không đường 30ml

    Gia vị, dầu ăn

    Cách làm

    - Tôm tươi lột vỏ và đầu, rút sạch chỉ đen trên lưng, rửa sạch. Phần đầu tôm giữ lại để nấu nước dùng.

    - Đun nước dùng khoảng 10 phút thì vớt đầu tôm ra. Cho thịt tôm vào trần chín, vớt ra và xắt thành miếng nhỏ.

    - Cho một ít dầu ăn vào nồi đun nóng rồi cho bí đỏ đã thái miếng vào xào đến khi săn lại. Sau đó cho nước dùng tôm vào nồi bí đỏ đun với lửa nhỏ vừa trong khoảng 15 phút. Khi bí đỏ chín mềm thì cho sữa vào khuấy đều, đun sôi lại, sau đó xem xay nhuyễn hỗn hợp bí đỏ bằng máy xay sinh tố.

    - Bí đỏ đã được xay nhuyễn cho lại vào nồi rồi cho thịt tôm vào, khuấy đều hỗn hợp súp tôm bí đỏ, nấu thêm khoảng 1 - 2 phút rồi nêm gia vị là được.

    Súp thịt bò khoai tây

    Nguyên liệu

    1 củ khoai tây

    50g thịt bò

    1 viên phô mai

    200ml nước dùng

    Cách làm

    - Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, sau đó đem hấp rồi tán nhuyễn. Thịt bò rửa sạch, xay nhỏ.

    - Cho thịt bò và khoai tây vào nồi nước dùng, đun sôi, nêm gia vị rồi thả viên phô mai vào, khuấy đều đến khi tan là được.

    Cháo thịt gà cà rốt

    Nguyên liệu

    Gạo 50g

    Thịt gà 50g

    Cà rốt 30g

    Hành lá, gia vị

    Cách làm

    - Rửa sạch thịt gà rồi đem luộc chín, xé nhỏ.

    - Cà rốt nạo vỏ và rửa sạch, luộc chín, sau đó tán nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

    - Vo sạch gạo, dùng nước luộc gà ninh nhừ cháo. Sau khi cháo chín nhừ, cho thịt gà, cà rốt, một ít hành lá vào đảo đều, nêm gia vị đảo đều rồi tắt bếp.

    Cháo sườn rau củ

    Nguyên liệu

    Gạo tẻ 2 nắm

    Khoai tây 1 củ

    Cà rốt ½ củ

    Nấm rơm 100g

    Sườn non 300g

    Hành lá, mùi, gia vị

    Cách làm

    - Cho sườn vào luộc sôi rồi rửa sạch, thêm nước đun cho sườn chín mềm rồi vớt ra để riêng.

    - Khoai tây, cà rốt gọt sạch vỏ, thái hạt lựu. Nấm rơm rửa sạch, trần qua nước sôi, để ráo, cắt đôi.

    - Cho gạo vào nồi nước sườn nấu thành cháo nhừ. Sau đó cho tiếp khoai tây, cà rốt vào ninh thêm 10 phút thì cho tiếp nấm rơm vào đun chín, nêm gia vị rồi tắt bếp.

    Cháo thịt bò rau củ

    Nguyên liệu

    Gạo tẻ 50g

    Khoai tây 1 củ nhỏ

    Cà rốt 20g

    Thịt bò 30g

    Đậu Hà Lan 10g

    Cách làm

    - Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo.

    - Luộc hoặc hấp các loại rau củ: khoai tây, cà rốt và đậu Hà Lan, để ra đĩa.

    - Nấu cháo chín nhừ, sau đó cho thịt bò và khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan vào khuấy đều, nêm gia vị, đun thêm khoảng 5 phút nữa là được.

    Trần Mỹ Trang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-mon-an-dinh-duong-cho-tre-mac-tay-chan-mieng-a582074.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những dấu hiệu khi trẻ mắc tay chân miệng

    Những dấu hiệu khi trẻ mắc tay chân miệng

    Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý dễ lây lan trong giai đoạn chuyển mùa. Bệnh dễ bị hiểu nhầm với các bệnh sốt thông thường khác nên nhiều phụ huynh chủ quan khi trẻ mắc bệnh.