+Aa-
    Zalo

    4 nhóm người không nên ăn cải thảo kẻo sức khỏe “kêu cứu”

    (ĐS&PL) - Cải thảo chứa nhiều chất dinh dưỡng, lại dễ chế biến nhưng 4 nhóm người này được khuyên không nên ăn.

    Người có bệnh về tiêu hóa

    Cải thảo chứa một lượng lớn chất xơ thô với bản chất cứng, khó tiêu. Vì thế, người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, trẻ em có hệ tiêu hóa kém không nên ăn nhiều.

    Với người bị viêm đường tiêu hóa, không nên ăn cải thảo sống như salad cải thảo, kim chi làm từ cải thảo... để tránh kích thích vùng viêm loét. Tuy nhiên, những người này có thể ăn cải thảo chín hoặc xin tư vấn từ bác sĩ trước khi ăn để tốt cho sức khỏe.

    Tương tự, người đang bị táo bón, đi tiểu ít nên tránh ăn cải thảo sống, cải thảo muối, cải thảo được làm thành kim chi. Tuy ngon miệng nhưng chúng sẽ khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng. Nếu muốn ăn thì có thể nấu chín thành các món xào, canh sẽ dễ tiêu hóa hơn.

    Cải thảo khi ăn sống, muối chua dễ gây đầy bụng, khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn. Vậy nên, người bị đau dạ dày cũng không nên ăn sống cải thảo mà cần nấu chín trước khi ăn để không bị đầy bụng, tốt cho sức khỏe.

    Người có cơ địa lạnh

    Cải thảo có tính hàn (lạnh), nếu người có cơ địa lạnh ăn nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.

    4 nhom nguoi khong nen an cai thao keo suc khoe keu cuu

    Lưu ý, các bệnh nhân sau khi phẫu thuật vùng bụng, lồng ngực, đặc biệt là bệnh nhân bị loét dạ dày và chảy máu dạ dày, bệnh tiêu chảy và bệnh gan không thích hợp ăn cải thảo.

    Phụ nữ mang thai

    Phụ nữ mang thai hay bị chứng trào ngược, khó tiêu, dị ứng được khuyên không ăn cải thảo nhiều. Việc ăn nhiều cải thảo sẽ khiến bà bầu bị khó tiêu, dị ứng, trào ngược thường xuyên, nặng hơn, gây hại cho sức khỏe của chính mình và thai nhi.

    Chị em lưu ý chỉ nên ăn lượng vừa đủ và ăn cải thảo nấu chín. Nếu ăn cải thảo có các dấu hiệu khó tiêu, dị ứng, trào ngược dạ dày thì nên ngừng ăn ngay và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.

    Người mắc bệnh liên quan đến thận

    Các bác sĩ khuyến cáo không nên cho cải thảo vào thực đơn của người đang chạy thận nhân tạo, suy thận nặng. Lý do là vì thực phẩm này có thể khiến bệnh tình diễn biến phức tạp và nặng thêm.

    Một số lưu ý khi ăn cải thảo

    - Phải rửa sạch mới được ăn. Cải thảo mất 2-3 tháng mới phát triển phần lõi. Trong giai đoạn này, cần bón phân nhiều lần và phòng trừ sâu bệnh, ngoài ra ô nhiễm không khí, vi khuẩn đã tồn tại từ lâu trong đó.

    - Tránh ăn cải thảo thối, cải thảo để quá lâu, nấu quá chín, đun nhiều lần. Trong 4 trường hợp này, cải thảo sẽ chứa nitrit, nitrit khi vào cơ thể sẽ kết hợp với hemoglobin trong cơ thể tạo thành methemoglobin, khiến cơ thể bị thiếu oxy, xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, khó thở, buồn nôn, nôn mửa và tê liệt. Nếu gặp tình trạng này, nên đến bệnh viện điều trị ngay.

    - Không nên chần cải thảo quá lâu, thời gian tốt nhất là 20-30 giây, nếu không sẽ bị mềm và nhũn, ăn không ngon, mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng.

    - Cải thảo không thích hợp để ép lấy nước vì sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.

    - Cải thảo không thích hợp để nấu ăn hoặc phục vụ trong đồ dùng bằng đồng. Loại vật dụng này sẽ phá hủy axit ascorbic có trong cải thảo và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/4-nhom-nguoi-khong-nen-an-cai-thao-keo-suc-khoe-keu-cuu-a570878.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan