+Aa-
    Zalo

    6 dấu hiệu mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sự cân bằng là cốt lõi của sự tồn tại. Chẳng hạn nếu một người bị bệnh, điều đó có nghĩa là sự cân bằng về sức khỏe của họ bị ảnh hưởng và cần được phục hồi lại.

    Sự cân bằng là cốt lõi của sự tồn tại. Chẳng hạn nếu một người bị bệnh, điều đó có nghĩa là sự cân bằng về sức khỏe của họ bị ảnh hưởng và cần được phục hồi lại. Tương tự như vậy, nếu thiếu sự cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân, bạn sẽ nhanh chóng bị kiệt sức hoặc gặp phải những hậu quả khó kiểm soát khác.

    Để tránh rơi vào tình trạng trên, bạn cần chú ý các dấu hiệu sau, xem mình có đang bị mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống không để sớm tìm cách điều chỉnh nhé.

    Xem thêm các việc làm được cập nhật mới nhất tại https://www.careerlink.vn/

    Bạn “bỏ quên” gia đình, bạn bè

    Đi sớm, về khuya, thường bỏ bữa cơm tối với gia đình; đã lâu không liên lạc với bạn bè hoặc từ chối các cuộc gặp với lí do “bận”; những người gặp gỡ bạn nhiều nhất là đồng nghiệp ở cùng cơ quan… Nếu những điều này đúng với bạn, nghĩa là bạn đang đặt công việc, đồng nghiệp ở vị trí quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác trong cuộc sống.

    Bạn nên nhớ, tất cả chúng ta đều cần có cuộc sống riêng ngoài công việc và bạn cần dành thời gian cho nó. Nếu cứ liên tục hủy các cuộc hẹn gia đình, bạn bè vì lý do xử lý công việc khẩn cấp, thì đến một ngày bạn sẽ thấy hối hận vì thành công trong công việc không thể bù đắp được những mất mát trong cuộc sống riêng.

    Cuộc sống áp lực đang khiến bạn gặp nhiều rắc rối - Ảnh: Minh họa

    Bạn suy nghĩ về công việc “24/7”

    Cả ngày, thậm chí sau giờ làm bạn không ngừng suy nghĩ về công việc. Đôi khi, ngay cả trong giấc ngủ, bạn cũng mơ về các kế hoạch ở công ty. Cả trong ngày nghỉ điện thoại của bạn cũng thường nhận được những tin nhắn, email công việc. Đây là dấu hiệu bạn đang để công việc ảnh hưởng quá nhiều đến sự bình yên và thời gian nghỉ ngơi của bản thân. Theo Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink thì điều này kéo dài sẽ khiến bạn mệt mỏi, áp lực, do vậy bạn cần sớm nhận ra để tìm cách khắc phục kịp thời.

    Bạn không có thời gian cho bản thân

    Các hoạt động cá nhân của bạn bị bỏ qua vì công việc. Bạn “đánh cắp” thời gian tập thể dục buổi sáng, buổi dạo mát thư giãn buổi chiều hoặc giờ đọc sách buổi tối chỉ để dành làm việc. Bạn thậm chí không kịp ăn uống hoặc ăn vội vàng vì bận kiểm tra mail, trả lời điện thoại của đối tác, khách hàng… Nên nhớ, đừng bao giờ vì bận rộn làm việc mà không có thời gian dành cho bản thân, để sức khỏe, sắc vóc đi xuống, những đam mê ngoài công việc cũng mất dần… Đến một ngày nhìn lại mình, bạn sẽ thấy hối tiếc đấy!

    Phản ứng từ những người xung quanh

    Bố mẹ, con cái hoặc vợ hay chồng của bạn thường than phiền bạn quá tham công tiếc việc mà không dành thời gian cho gia đình. Họ đề nghị bạn giảm bớt khối lượng công việc nhưng bạn vẫn không cố gắng cải thiện tình hình. Đừng lúc nào cũng làm ngơ trước những lời góp ý của người khác, đặc biệt khi họ là những người thân yêu của bạn. Hãy lắng nghe và tìm cách thay đổi, điều đó không chỉ giúp cho không khí trong gia đình được cải thiện, mà bạn cũng thấy vui vẻ hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn.

    Bạn dùng công việc để khỏa lấp cảm xúc tiêu cực

    Nhiều người cố giữ cho mình càng bận rộn càng tốt trong công việc để quên đi những cảm xúc khó chịu nào đó mà họ đang gặp phải. Có thể, bạn vừa gặp chuyện buồn hoặc mất mát trong cuộc sống, hoặc đôi khi chỉ là cảm giác cô đơn, chán nản, có lỗi, hoặc thất bại… mà không có nguyên nhân cụ thể.

    Ở một mức độ nào đó, dùng công việc để khỏa lấp nỗi buồn cũng có tác dụng tích cực, nhưng bạn không nên lạm dụng trong thời gian dài. Hãy tham khảo những cách khác để tự cân bằng cảm xúc của mình như du lịch, tìm đến thiên nhiên, thực hành thiền định, gặp gỡ những người tư duy tích cực… Có như vậy, bạn mới tìm được bình yên thực sự.

    Bạn thường xuyên mất ngủ

    Mất ngủ và gặp ác mộng là hai triệu chứng phổ biến của stress. Khi thường xuyên mất ngủ, công việc và cuộc sống của bạn sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đó là dấu hiệu đáng báo động cho thấy bạn cần thay đổi chế độ làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi của bản thân để tránh bệnh mất ngủ ngày càng trầm trọng. Hãy nhớ đừng đánh đổi sức khỏe để lấy bất kỳ điều gì, kể cả đó là công việc.

    Minh Khang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/6-dau-hieu-mat-can-bang-giua-cong-viec-va-cuoc-song-a267534.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan