+Aa-
    Zalo

    Bình Thuận: 1 người tử vong trong vụ tàu cá bị chìm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sáng 27.11, 1 tàu cá đã cứu được 4 ngư dân trên chiếc tàu cá bị chìm trên biển, gần khu vực mỏ dầu Rubi, hiện đang trên đường đưa về TP.Phan Thiết.

    (ĐSPL) - Sáng 27/11, 1 tàu cá đã cứu được 4 ngư dân trên chiếc tàu cá bị chìm trên biển, gần khu vực mỏ dầu Rubi, hiện đang trên đường đưa về TP.Phan Thiết.

    Thông tin trên báo Thanh niên cho hay, sáng 27/11, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết 4 ngư dân trên tàu cá BTh 872 TS bị chìm trên vùng biển tỉnh Bình Thuận, gần mỏ dầu Rubi, đã được cứu sống. Ngoài ra, thi thể 1 ngư dân của tàu cá BTh 872 TS cũng đang được chuyển vào bờ.

    Ngư dân gặp nạn trên biển (Ảnh minh họa)

    TTXVN cho hay, khoảng 4 giờ ngày 27/11, tàu cá BTh 872 TS với 5 ngư dân trên tàu đã bị chìm tại vùng biển có tọa độ: 10o 22' N - 108o 36' E.

    Hiện tàu cá BTh 85372 TS, sau khi tiếp nhận 4 ngư dân bị nạn, cùng thi thể ngư dân tử nạn trên tàu cá BTh 872, đang trên đường chạy về TP.Phan Thiết.

    Bộ đội biên phòng đang tiếp nhận điều tra vụ việc.

    Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi có tai nạn trên đường thuỷ nội địa (Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004)

    1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thuỷ nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời cứu người, phương tiện, tài sản bị nạn; bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; báo cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất và phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    2. Cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi nhận được tin báo phải cử ngay người đến nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người, phương tiện bị nạn, được quyền huy động người, phương tiện để cứu vớt, cứu chữa người bị nạn, bảo vệ tài sản, phương tiện bị nạn, dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt; trường hợp tai nạn, sự cố gây tác hại đến môi trường thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

    3. Cơ quan công an hoặc cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền khi nhận được tin xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa phải kịp thời tiến hành điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

    4. Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người bị nạn có trách nhiệm giúp đỡ người bị nạn; trường hợp tai nạn gây chết người, sau khi cơ quan điều tra có thẩm quyền đồng ý cho chôn cất mà nạn nhân không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì tiến hành chôn cất nạn nhân theo quy định của pháp luật.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    T.T(tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]oLHy1oIReH[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/binh-thuan-1-nguoi-tu-vong-trong-vu-tau-ca-bi-chim-a171825.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.