+Aa-
    Zalo

    'Bóng đá Việt Nam là thị trường khai thác của Nhật Bản'

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Jun Usumi, phóng viên Nhật Bản không ngạc nhiên khi Công Phượng, Tuấn Anh được 2 CLB J.League mời thi đấu, bởi điều này nằm trong chiến lược khai thác thị trường ĐNA.

    Jun Usumi, phóng viên Nhật Bản không ngạc nhiên khi Công Phượng, Tuấn Anh được 2 CLB J.League mời thi đấu, bởi điều này nằm trong chiến lược khai thác thị trường ĐNA của nước này.

    - Bóng đá Nhật Bản có mối quan hệ tốt với Việt Nam thời gian qua khi HLV Miura dẫn dắt ĐT nam và Takashi cầm quân ở đội nữ. Sắp tới, hai cầu thủ Công Phượng, Tuấn Anh sẽ sang thi đấu ở J.League 2. Ông nghĩ sao về điều này?

    - Tôi nghĩ để có được điều này trước tiên là nhờ vào sự hợp tác giữa 2 Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Nhật Bản. Việc hai người Nhật Bản trở thành HLV đội tuyển nam và nữ ở một quốc gia khác là điều hiếm hoi. Với Công Phượng và Tuấn Anh, họ đang là những ngôi sao trẻ, đầy tiềm năng, nên họ là một trong những đối tượng thuộc các quốc gia liên kết với J.League được để mắt tới. Hơn nữa, các CLB bóng đá của Nhật đang nhắm đến việc khai thác thị trường Đông Nam Á (ĐNA) nên những cầu thủ được nhiều người yêu thích như họ thì lại càng có sức hút lớn hơn đối với họ. 

    [mecloud]ypC93mib8n[/mecloud]

    - Các chuyên gia bóng đá Nhật Bản thường xuyên theo dõi các đội trẻ Việt Nam thi đấu vài năm qua. Ông đánh giá thế nào về tiềm năng chơi bóng của cầu thủ Việt Nam?

    - Tôi đơn cử trường hợp cầu thủ Lê Công Vinh từng chơi bóng ở CLB Consadole Sapporo (Nhật Bản) với hợp đồng cho mượn vào năm 2013. Vì chơi tốt hơn dự đoán nên anh đã chứng minh được rằng những cầu thủ hàng đầu của Việt Nam vẫn có thể tỏa sáng ở Nhật Bản.

    Lần này, việc Công Phượng và Tuấn Anh có cơ hội thi đấu cho các CLB của Nhật nằm trong kế hoạch đào tạo cầu thủ trẻ và tiến đến việc khai thác thị trường ĐNA của J.League. Đây được cho là thời điểm thích hợp nhất đối với họ. Các cầu thủ Việt Nam hoàn toàn có thể chơi bóng từ tròn vai đến mức tốt ở J.League.

    Hơi riêng tư một chút, tôi cũng muốn nói rằng mình thường xuyên cập nhật, đăng tải và quảng bá những thông tin liên quan đến bóng đá Việt Nam bằng tiếng Nhật nên họ có được những thông tin một cách dễ dàng.

    Jun Usumi đã có hơn 10 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam nên rất hiểu chất lượng cầu thủ của Việt Nam như Công Phượng, Tuấn Anh.
    Jun Usumi đã có hơn 10 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam nên rất hiểu chất lượng cầu thủ của Việt Nam như Công Phượng, Tuấn Anh.

    - Đâu là khác biệt lớn nhất giữa cầu thủ trẻ Việt Nam và Nhật Bản?

    - Hơn 10 năm qua kể từ khi sống ở Việt Nam, tôi không còn theo dõi những cầu thủ trẻ của Nhật nữa. Tuy nhiên, nếu bạn chú ý đến những cuộc đụng độ giữa hai đội bóng trẻ của thế hệ này, những khác biệt luôn được chỉ rõ. Vị ngọt chiến thắng luôn thuộc về các cầu thủ trẻ Nhật Bản, và trong bóng đá đó là điều khác biệt cơ bản nhất. 

    Các cầu thủ Việt Nam có kỹ thuật rất tốt nhưng chơi bóng thiếu khoa học và di chuyển thiếu hợp lý trên sân, đó là điều tối kỵ đối với triết lý bóng đá bên phía Nhật Bản. Khi nhận ra điểm khác biệt này rồi mà không thể sửa chữa, điều đó thật đáng tiếc.

    [mecloud]gPLgzcIBuU[/mecloud]

    - Để Công Phượng, Tuấn Anh có đủ khả năng để cạnh tranh sòng phẳng với những đồng nghiệp Nhật Bản và giành lấy một chỗ đứng vững chắc tại J.League 2, họ cần phải làm gì?

    - Kỷ lục gia ghi bàn và là một trong những cầu thủ giàu kinh nghiệm nhất của bóng đá Việt Nam, Lê Công Vinh, phải mất gần một tháng mới làm quen được với cuộc  sống tại Nhật, chưa nói đến việc anh phải tập luyện và hòa nhập với môi trường mới. Công Phượng và Tuấn Anh là hai cầu thủ trẻ, đang trong độ tuổi phát triển và họ đã phải chịu quá nhiều áp lực dẫn đến bị khủng hoảng tại V.League mùa rồi. 

    Nếu cứ tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng và thần tượng hóa họ trong thời gian họ chơi bóng tại Nhật Bản, điều đó rất khó để họ có thể phát huy hết tố chất của mình. Có hai khó khăn gần như họ phải cải thiện ngay lập tức khi đặt chân đến Nhật Bản, đó là môi trường sống kỷ luật nghiêm khắc của người Nhật, và những bất đồng về ngôn ngữ.

    [mecloud]LBxhigyKeZ[/mecloud]

    - Bóng đá Nhật Bản nói chung và các CLB J.League nói riêng giờ rất chú ý đến thị trường ĐNA. Tham vọng trong tương lai của họ là gì?

    - Ý thức về việc mở rộng thị trường của J.League đang lên đến đỉnh điểm. Không chỉ riêng Việt Nam mà J.League còn đang tấn công mạnh vào các thị trường khác như Thái Lan và Malaysia. Mục đích chính của J.League bây giờ là biến thị trường Đông Nam Á thành đối tác tin cậy nhất của mình, vừa là nơi tiêu thụ sức hút của họ, vừa là nơi đào tạo cung cấp những tài năng mới không thua kém Đông Á. Với mục tiêu đó, họ sẽ giúp ĐNA vươn lên một tầm cao mới, đổi lại, các nước ĐNA sẽ xem J.League với con mắt mà họ đang hâm mộ giải Ngoại hạng Anh như bây giờ.

    Theo Tri thức trực tuyến

    Video đang được xem nhiều: [mecloud]Ux9sNBEKcV[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bong-da-viet-nam-la-thi-truong-khai-thac-cua-nhat-ban-a118433.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.