+Aa-
    Zalo

    Các nhà khoa học lần đầu tiên trồng cây thành công trên mẫu đất lấy từ Mặt trăng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã trồng cây thành công trên mẫu đất do các phi hành gia của Nasa thu thập được từ Mặt trăng.

    Trong nghiên cứu về mẫu đất lấy từ Mặt trăng, các nhà khoa học đã thử nghiệm để xem liệu thứ gì có thể nảy mầm trong lớp đất khắc nghiệt hay không và kết quả thật sự khiến họ choáng váng.

    Chia sẻ về nghiên cứu đột phá này, ông Robert Ferl, đến từ Viện Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm của Đại học Florida (Mỹ), đã phải thốt lên: "Chúa ơi. Thực vật thực sự phát triển trong lớp đất của Mặt trăng".  

    screen shot 2022 05 13 at 210338
    Các nhà khoa học của Viện Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm thuộc Đại học Florida, làm việc với mẫu đất Mặt trăng trong phòng thí nghiệm. Ảnh: AP 

    Được biết, ông Ferl và các đồng nghiệp đã trồng cải xoong trên đất Mặt trăng được mang về bởi Neil Armstrong và Buzz Aldrin của Apollo 11 cũng như những người khác đã đến Mặt trăng nhiều năm trước. 

    Họ phát hiện tra khoảng 1 tuần sau khi gieo hạt, độ thô và các đặc tính khác của đất Mặt trăng đã gây áp lực cho các loại hạt giống nhỏ, khiến chúng phát triển chậm hơn so với cây con được trồng trong mẫu đất làm giả đất Mặt trăng trên Trái đất. 

    Dù có thể cây có thể nảy mầm trên đất Mặt trăng nhưng theo các chuyên gia, hầu hết các cây đều còi cọc. Các nhà khoa học nhận định đối với đất càng tiếp xúc lâu với bức xạ vũ trụ và gió Mặt trời trên Mặt trăng, cây cối trồng trên đó càng có vẻ yếu hơn. 

    Ông Simon Gilroy, nhà sinh học thực vật vũ trụ tại Đại học Wisconsin-Madison, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: "Đây là một bước tiến lớn để biết rằng có thể trồng cây trên mẫu đất Mặt trăng. Bước tiếp theo thực sự là đi ra và làm điều này trực tiếp trên bề mặt của Mặt trăng".

    Một phương án có thể đưa ra là sử dụng các điểm địa chất trẻ hơn trên Mặt trăng, như dòng dung nham, để đào đất trồng cây. Môi trường trông cây cũng có thể được điều chỉnh, bằng cách thay đổi hỗn hợp dinh dưỡng hoặc điều chỉnh ánh sáng nhân tạo. 

    Minh Hạnh (Theo The Guardian)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-nha-khoa-hoc-lan-dau-tien-trong-cay-thanh-cong-tren-mau-dat-lay-tu-mat-trang-a537520.html
    Sự kiện: Chuyện lạ
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan