+Aa-
    Zalo

    Chân dung nữ nhà giáo tuổi Thìn là Giáo sư duy nhất ngành sinh học năm 2023

    (ĐS&PL) - Năm 2023, Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 80/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh với 630 giáo sư, phó giáo sư. Riêng ngành sinh học có 27 giáo sư và phó giáo sư được công nhận. Đặc biệt có duy nhất 1 nữ nhà giáo được công nhận chức danh giáo sư là bà Đặng Thị Phương Thảo.

    Nữ giáo sư duy nhất ngành sinh học là ai?

    GS Đặng Thị Phương Thảo sinh năm 1976 (tuổi Bình Thìn), quê huyện Ứng Hòa, Hà Nội. GS Phương Thảo hiện đang là Trưởng bộ môn Công nghệ Sinh học phân tử và môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM

    Năm 1998, bà Thảo tốt nghiệp đại học, ngành Sinh học, chuyên ngành Vi sinh – Sinh học phân tử tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM.

    Năm 2003, bà tốt nghiệp thạc sĩ ngành Vi sinh, tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM.

    Năm 2008, bà Đặng Thị Phương Thảo được cấp bằng tiến sĩ ngành Ứng dụng khoa học chức năng của Viện Công nghệ kỹ thuật Kyoto, Nhật Bản.

    Bà được bổ nhiệm chức danh PGS năm 2013, ngành Sinh học.

    Các hướng nghiên cứu chủ yếu của GS Đặng Thị Phương Thảo là:

    1. Nghiên cứu biểu hiện, sản xuất protein tái tổ hợp nhằm ứng dụng trong y dược và thực phẩm, mỹ phẩm

    2. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bề mặt tế bào nấm men trong sản xuất các chế phẩm sinh học dùng trong nông ngư nghiệp

    3. Nghiên cứu chức năng gene, protein trong cơ chế phát sinh bệnh ở người bằng mô hình ruồi giấm

    4. Nghiên cứu sàng lọc các hợp chất tự nhiên có dược tính bằng tế bào nuôi cấy và mô hình ruồi giấm chuyển gene

    chan dung nu nha giao tuoi thin la giao su duy nhat nganh sinh hoc nam 2023 1
    Bà Đặng Thị Phương Thảo là nữ giáo sư duy nhất ngành sinh học năm 2023. 

    Quá trình công tác của GS Đặng Thị Phương Thảo như sau:

    Từ tháng 4/2008 đến tháng 11/2008, bà là giảng viên Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử và môi trường, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM;

    Từ tháng 12/2008 đến tháng 12/2009: giảng viên, Trưởng Bộ môn tại Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử và môi trường, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM;

    Từ tháng 1/2010 đến tháng 11/2012, là giảng viên, Trưởng Bộ môn tại Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử và môi trường; Phó trưởng Khoa tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM;

    Từ tháng 12/2012 đến tháng 11/2013 là giảng viên, Trưởng Bộ môn tại Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử và môi trường, Khoa Sinh học, Trưởng phòng Sau đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM.

     

    Từ tháng 12/2013 đến tháng 7/2016, bà là giảng viên chính, Trưởng Bộ môn tại Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử và môi trường, Khoa Sinh học, Trưởng phòng Sau đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM;

    Từ tháng 8/2016 đến 12/2021, bà Thảo là giảng viên cao cấp, Trưởng Bộ môn tại Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử và môi trường, Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, Trưởng phòng Sau đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM;

    Từ tháng 1/2022 đến nay, bà Đặng Thị Phương Thảo là giảng viên cao cấp, Trưởng Bộ môn tại Bộ môn Công nghệ sinh học phân tử và môi trường, Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM.

    Bảng vàng thành tích của nữ giáo sư tuổi Thìn

    Theo bản đăng ký xét chức danh giáo sư, trong quá trình đào tạo và nghiên cứu, nữ giáo sư đã đạt được rất nhiều thành tích đáng khâm phục:

    - GS Phương Thảo đã hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ;

    - Hoàn thành 2 đề tài cấp cơ sở, 3 đề tài cấp Sở KHCN TP.HCM, 2 đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia TP.HCM và 3 đề tài nghiên cứu cơ bản cấp quốc gia Nafosted.

    - Nữ Giáo sư ngành Sinh học đã công bố 84 bài báo khoa học, trong đó có 33 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín, được cấp 1 bằng độc quyền sáng chế do USPTO, Mỹ cấp năm 2021;

    - Bà đã xuất bản 3 sách chuyên khảo, 1 giáo trình thực tập và 3 chương sách, trong đó 7 sách xuất bản thuộc nhà xuất bản có uy tín.

    Trong quá trình giảng dạy, nữ GS có thể giảng dạy bằng tiếng Anh trong chương trình đề án chất lượng cao bậc đại học ngành Công nghệ sinh học...

    Về khen thưởng, năm 2015, bà Đặng Thị Phương Thảo là Chiến sĩ thi đua cấp Đại học Quốc gia, năm 2016 là Chiến sĩ thi đua Bộ GDĐT và cũng trong năm này bà nhận Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM.

    Năm 2018, bà liên tiếp nhận tin vui khi tiếp tục nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM và là Chiến sĩ thi đua Đại học Quốc gia.

    Năm 2020, bà Thảo nhận Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM.

    Bảo An

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chan-dung-nu-nha-giao-tuoi-thin-la-giao-su-duy-nhat-nganh-sinh-hoc-nam-2023-a610870.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hồ sơ

    Hồ sơ "siêu khủng" của nữ Phó giáo sư duy nhất ngành cơ học năm 2023

    Năm 2023 ngành cơ học có 2 giáo sư và 4 phó giáo sư được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh. Đặc biệt, trong đó chỉ có duy nhất một nữ nhà giáo được công nhận chức danh phó giáo sư là Tiến sĩ Đặng Thùy Đông, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng.