+Aa-
    Zalo

    Chiếc áo dài lấm đất và tư duy phản biện của “bọn trẻ”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tiết trời này, bỗng dưng có cơn mưa rào. Nhìn “bọn trẻ” đi học, tôi chợt nhớ đến thời đi học của hai chị em – lúc ấy gắn liền với tà áo dài trắng, chiếc xe đạp mini.

    Tiết trời này, bỗng dưng có cơn mưa rào. Nhìn “bọn trẻ” đi học, tôi chợt nhớ đến thời đi học của hai chị em – lúc ấy gắn liền với tà áo dài trắng, chiếc xe đạp mini và con đường đất đỏ.

    Lúc bé, tôi không thích đường đất đỏ, và luôn thắc mắc tại sao bố mẹ không cho chúng tôi sống ở ngôi nhà “ngoài chợ” – nơi nền đất sạch sẽ, phẳng phiu và chẳng có mấy “vũng bùn” khó chịu – đặc biệt vào những ngày mưa. Mùa mưa về, đối với cánh con gái chúng tôi thì những ngày phải mặc áo dài là một “cực hình”, vì khi mặc áo dài đi xe đạp trên con đường đất đỏ lắm bùn mà vẫn giữ thăng bằng, áo không lấm bẩn là cả một nghệ thuật. Tôi và chị chưa bao giờ đạt được “đỉnh cao” nghệ thuật đó cả.

    Không đạt được “cảnh giới” thì chúng tôi “chơi chiêu”. Vào những ngày mưa phải mặc áo dài, các noron thần kinh của tôi thường tìm cách để “bịa” được lý do: Lỡ giặt đồ chưa khô kịp, “Đến tháng”, Bị té nên áo bẩn áo rách… Thậm chí còn cúp cua để trốn chào cờ, trốn cô chủ nhiệm và khi vào lớp thì thậm thà thậm thụt như ăn trộm.

    Ở nơi tỉnh lẻ, đường đất đỏ nhiều hơn đường nhựa, nên không chỉ chúng tôi mà rất nhiều bạn khác vào mùa mưa cũng khổ sở để giữ tấm áo được sạch sẽ trắng trẻo. Vậy mà, trong đầu tôi và các bạn gần nhưng chẳng bao giờ có ý định đề nghị nhà trường thay đổi quy định đồng phục vào mùa mưa. Và cứ thế, mùa mưa năm này qua năm khác, lứa này qua lứa khác tiếp tục khổ cực với bùn lầy.

    Đến khi ra trường, có cơ may lên cấp quản lý, được hoạt động trong môi trường quốc tế rồi tôi mới hiểu người trẻ cần có tư duy phản biện và việc nói lên chính kiến, suy nghĩ của bản thân quan trọng đến mức nào. Khi còn nhỏ, vào thời xưa, việc phản biện hoặc đề xuất thay đổi đối với người lớn là một điều gì đó quá xa vời và mông lung. Dù lý do có chính đáng, có thuyết phục đến mấy thì cũng không ai nghĩ tới, hoặc không có can đảm “phải nói”, “phải đòi hỏi” vì nhu cầu chính đáng của mình.

    Nhìn lại nền giáo dục của nước ta, ở giai đoạn sau có nhiều thay đổi tiến bộ nhưng vẫn chưa có những nét rõ rệt. Bởi suốt một thời gian dài dai dẳng, thế hệ trẻ không được làm quen sớm với những kỹ năng vô cùng cần thiết như: Giao tiếp, Làm việc nhóm, Thuyết Trình… và tất nhiên là cả kỹ năng tư duy phản biện. Thế nên, việc của chúng ta bây giờ là phải thay đổi, từng bước một, chậm nhưng chắc để tạo ra một thế hệ tiếp tới, với tư duy tích cực và dám nói lên chính kiến của bản thân mình.

    Phùng Thị Hải Âu – Chuyên gia lĩnh vực giáo dục sớm cho trẻ em

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chiec-ao-dai-lam-dat-va-tu-duy-phan-bien-cua-bon-tre-a263362.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan