+Aa-
    Zalo

    Đại biểu Quốc hội nói gì về việc bắt bà Châu Thị Thu Nga?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Khi thông tin về đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị bắt để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, những vị đại biểu khác nói gì?

    (ĐSPL) – Khi thông tin về đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị bắt để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, những vị đại biểu khác nói gì?

    Tin tức trên Vietnamnet cho hay, ngày 7/1, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã ký nghị quyết của UB Thường vụ QH đồng ý đề nghị khởi tố bị can của Viện KSND tối cao đối với bà Châu Thị Thu Nga về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Cũng tại nghị quyết này, UBTV QH đã tạm đình chỉ nhiệm vụ ĐBQH của bà Nga. Cùng thời điểm, bà bị đình chỉ tư cách đại biểu HĐND TP Hà Nội.

    Video liên quan:

    Bắt Đại biểu QH Châu Thị Thu Nga về hành vi lừa đảo

    Khi thông tin bà Nga bị bắt lan rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trả lời phóng viên Thanh Niên Online, ĐBQH - luật sư Trương Trọng Nghĩa (đoàn ĐBQH TP.HCM) cho rằng, việc bãi miễn tư cách ĐBQH với bà Châu Thị Thu Nga chắc chắn cũng phải theo luật Tổ chức Quốc hội và phải trên cơ sở kết luận điều tra.

    “Thậm chí, theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì ngay cả khi tòa chưa xét xử, chưa tuyên án thì cũng có thể chưa bãi miễn tư cách ĐBQH vì nếu như tòa tuyên vô tội thì sao?”, ông Nghĩa nói.

    Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng, với những dấu hiệu có thể chứng minh được là bà Nga vi phạm pháp luật thì cơ quan bảo vệ pháp luật có thể đề nghị bãi miễn tư cách ĐBQH của bà Nga sớm hơn, trước mắt là đình chỉ nhiệm vụ của bà Nga để phục vụ công tác điều tra.

    Bà Châu Thị Thu Nga. 

    “Trước bà Nga, cũng đã có một số ĐBQH bị truy tố. ĐBQH không phải là thần thánh, cũng đã có người vi phạm pháp luật và còn có thể có người vi phạm ở mức độ nặng hơn, nhưng nếu đã có hành vi vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý vì không ai có quyền đứng trên pháp luật cả”, ông Nghĩa nói.

    Chia sẻ trên VnExpress, một đại biểu Quốc hội thuộc đoàn TP Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2014, Văn phòng đoàn đã nhận được nhiều đơn thư tố cáo của nhân dân về tư cách đại biểu của bà Châu Thị Thu Nga.

    Đơn thư tố cáo được chuyển đến Ban Công tác đại biểu quốc hội và cơ quan điều tra của Bộ Công an theo thẩm quyền, còn đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội chỉ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ các đại biểu thực hiện hoạt động đại biểu dân cử. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII vừa qua, bà Nga xin vắng mặt suốt thời gian đầu và chỉ tham gia một số phiên họp cuối với lý do đi chữa bệnh.

    Chia sẻ trên báo Vietnamnet, Phó đoàn ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà nói: "ĐBQH là công dân, nếu công dân vi phạm pháp luật thì các cơ quan pháp luật sẽ tiến hành làm".

    "Để kết luận chính thức có phạm tội hay không phạm tội phải có quá trình theo quy định của luật. Đến bao giờ có quyết định chính thức của cơ quan pháp luật thì lúc đó mới xác nhận nội dung chính xác. Đoàn ĐBQH Hà Nội không gây phiền hà cho các cơ quan bảo vệ pháp luật", ông Chu Sơn Hà nói.

    ĐBQH cùng đoàn Trần Thị Quốc Khánh cho rằng: "Đương nhiên việc này ảnh hưởng đến uy tín của ĐBQH, nhưng thực ra chủ yếu người nào có liên quan thôi. Nói chung là đau xót, người ta làm cũng phải chịu trách nhiệm thôi".

    Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sỹ Dũng chia sẻ nhận định: "ĐBQH vi phạm pháp luật thì họ phải chịu. Nhưng ít nhiều cũng phải nhìn thẳng vào sự thật là nếu đại biểu bị như vậy cũng không tốt cho QH lắm, 500 đại biểu cũng có người này người kia".

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-bieu-quoc-hoi-noi-gi-ve-viec-bat-ba-chau-thi-thu-nga-a78339.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan