+Aa-
    Zalo

    Đề án máy tính bảng 4.000 tỷ: Lãnh đạo công ty phủ nhận liên quan

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Đề án “Sách giáo khoa (SGK) điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3” của Sở GD-ĐT TP.HCM được đưa ra đã gây nhiều tranh cãi.

    (ĐSPL) – Đề án “Sách giáo khoa (SGK) điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3” của Sở GD-ĐT TP.HCM được đưa ra đã gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là khi có thông tin về loại máy tính bảng giá rẻ được nhập hàng chục ngàn chiếc từ Đài Loan về Việt Nam với giá 900.000 đồng nhưng lại bán ra thị trường giá gấp 4 - 5 lần.

    Giá nhập vào chỉ 900.000 VNĐ

    Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” như sau: Toàn bộ sách giáo khoa (SGK) truyền thống được đưa vào sách điện tử dưới dạng 3D kết hợp với âm thanh, hình ảnh được cài đặt vào máy tính bảng.

    Theo đề án, kinh phí thực hiện là khoảng 4.000 tỷ đồng cho 327.127 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3, trong đó có 5.334 học sinh thuộc diện chính sách sẽ do ngân sách nhà nước chi.

    Sau khi đề án này được đưa ra, đã có thông tin về viêc hàng chục ngàn chiếc máy tính bảng giá rẻ được nhập từ Đài Loan về Việt Nam với giá 900.000 đồng nhưng lại bán ra thị trường giá gấp 4-5 lần.

    Một kỹ sư điện tử tên H. (xin không nêu tên đầy đủ) - giám đốc một công ty chuyên về máy tính ở TP.HCM đã thông tin chi tiết về loại máy tính bảng được cho là sản phẩm giống như mô tả để cung cấp cho đề án này.

    Đề án SGK điện tử: AIC đóng vai trò “tư vấn, giới thiệu”
    Máy tính được cài phần mềm Kids, trong đó có nhiều tài liệu cho các em học sinh nhỏ tuổi. Ảnh: VTC

    Theo anh H, ngày 30/7/2014, anh được khách hàng từ Đài Loan liên hệ và gửi qua email mẫu máy tính bảng rất nhỏ gọn. Giá nhập cho hơn 3000 thiết bị rất hấp dẫn, khoảng 900.000 VND, với màn hình 7inch - hệ điều hành android 4.2. 

    Ngày 1/8, anh được gửi một chiếc về để dùng thử. Thấy máy tính có những tính năng sách giáo khoa tiếng Việt, chương trình giáo dục và trò chơi bổ ích có thể kinh doanh được nên anh H bắt đầu đi tìm kiếm khách hàng để bán.

    Ban đầu anh H không biết chiếc máy tính này dành riêng cho giáo dục nhưng khi thấy báo chí viết về đề án số hóa sách giáo khoa của Sở GD-ĐT TP.HCM, anh tỏ ra hoài nghi và lấy máy tính ra xem thì thấy vỏ máy ghi tên một công ty ở Việt Nam; Made in Taiwan (sản xuất tại Đài Loan).

    Loại máy tính bảng này được cài sẵn hệ thống phần mềm Kids, trong đó có nhiều tài liệu ghi ‘người và tôi’, ‘lòng tôn kính’, ‘lòng trung thực’, ‘lòng dũng cảm’… và các chương trình dành cho thiếu nhi.

    Máy tính bảng này còn có chương trình giáo dục cho học sinh THPT, THCS, sách giáo khoa dành cho lớp 10, lớp 12…và các bài giảng chi tiết về chương trình vật lý, hóa học của Việt Nam.

    Theo đánh giá của anh H, chất lượng của máy tính bảng này rất thấp, chạy được vài chương trình là máy gặp vấn đề. Chiếc máy được thiết kế bằng vỏ nhựa, pin 1.5A, dùng liên tục được vài giờ là hết pin. Loại pin này chỉ sạc được khoảng 500 lần là chai pin, mỗi cục pin thay với giá từ 200 – 300 ngàn đồng.

    Ngoài ra, máy tính bảng này có độ phân giải kém, không thể dùng bút cảm ứng viết được lên màn hình.

    Theo phán đoán của anh H, tuổi thọ của máy tính chưa đến 2 năm là phải mua máy mới. Anh H khẳng định, loại máy tính bảng này được mua với giá chỉ 900.000 đồng nhưng khi bán ra thị trường thì đội lên từ 3 – 5 triệu đồng/chiếc.

    “Tôi rất bức xúc khi biết giá nhập vào của thiết bị và giá bán dự định của nó, ăn lời 2-3 triệu trên một thiết bị. Mà đối tượng mua máy tính là các học sinh tiểu học. Bạn có chấp nhận được không? Thật là xấu hổ khi kinh doanh kiểu này.” 

    Anh H tính toán, nếu đúng là những chiếc máy này được bán cho hơn 327.000 em học sinh theo đề án của Sở GD-ĐT TP.HCM thì có nghĩa là một năm có khoảng 300.000 thiết bị biến thành rác thải công nghiệp. Lợi nhuận thu về cho các đơn vị kinh doanh thiết bị này lên tới hàng chục tỷ đồng/năm.

    Công ty chỉ “tư vấn, giới thiệu”

    Lần theo thông tin công ty ghi trên vỏ máy, phóng viên thấy tên công ty này trùng hợp với tên Công ty có trụ sở ở Hà Nội.

    Đề án SGK điện tử: AIC đóng vai trò “tư vấn, giới thiệu”
    Chiếc máy tính bảng có tên là Smart Education. Ảnh: Tuổi Trẻ

    Đây là công ty hoạt động ở nhiều lĩnh vực, trong đó có làm về cung cấp trang thiết bị cho giáo dục…

    Công ty có tham gia vào hội thảo giới thiệu về đề án “Sách giáo khoa (SGK) điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3” được Sở GD&ĐT TP HCM tổ chức.

    Trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng giám đốc Công ty cho biết, công ty bà không có sản phẩm máy tính bảng nào  được nhập với giá 900.000 đồng.

    “Thực tế, chúng tôi có nhập máy tính bảng từ bên Đài Loan về, nhưng sản phẩm này chỉ để phục vụ trong nội bộ công ty và hoàn toàn không bán ra thị trường" – bà Nhàn nói.

    “Khi Sở GD-ĐT tổ chức hội thảo, Công ty chúng tôi có được mời dự. Tại hội thảo, tôi có trực tiếp phát biểu ý kiến đề xuất nếu như đề án có được phê duyệt thì nên lựa chọn các hãng lớn, có chất lượng sản phẩm tốt, trong đó nên ưu tiên cho Samsung và Intel là 2 hãng điện tử lớn đã đầu tư tại Việt Nam và nên mua trực tiếp từ các hãng này mà không cần thông qua chúng tôi hoặc bất kỳ trung gian nào khác, để có thể có mức giá hợp lý nhất cho học sinh.

    Sau các hội thảo này, tôi không thấy các báo chí hay các trang mạng nhắc đến tên của AVTEK hay Samsung, Intel, mà chỉ thấy nhắc đến tên công ty chúng tôi với những thông tin sai lệch, điều đó thật bất công cho chúng tôi”.

    Ngày 25/8, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó tổng Giám đốc Công ty. Ông Sơn cho biết công ty của ông có tham gia hội thảo với vai trò "tư vấn", giới thiệu đối tác chứ không đứng sau hay "xúi giục" Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra đề án sắm máy tính bảng cho trẻ nhỏ tại địa phương này.

    “Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng rất cầu thị nên có nhờ công ty hỗ trợ, đưa một số đơn vị có kinh nghiệm đến để tư vấn tại hội thảo” – ông Sơn cho hay.

    Cũng theo ông Sơn, công ty có nhiều năm làm về cung cấp trang thiết bị giáo dục và có mối quan hệ với nhiều đối tác cùng ngành. Trong quá trình làm việc, có một đơn vị của Đài Loan rất có tiếng về áp dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực có mời công ty hợp tác.

    Khi được Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị hỗ trợ tư vấn tại hội thảo, công ty đã giới thiệu đơn vị Đài Loan này đến tham gia.

    Vị lãnh đạo của công ty này nói thêm, tại hội thảo, công ty có trình bày các phương án tổ chức về mặt kỹ thuật. Đồng thời có tư vấn về việc nên lựa chọn loại thiết bị nào.

    “Đây chỉ là ý tưởng được đề xuất, mong muốn để xã hội đồng thuận. Nếu xã hội không chấp nhận thì cũng không ai sử dụng” – ông Sơn giải thích.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-an-may-tinh-bang-4000-ty-lanh-dao-cong-ty-phu-nhan-lien-quan-a48297.html
    TP.HCM muốn được dùng sách giáo khoa riêng

    TP.HCM muốn được dùng sách giáo khoa riêng

    Trên đây là phát biểu của ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trong phiên thảo luận tại hội trường (thuộc kỳ họp thứ 14, HĐND khóa VIII TP.HCM).

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    TP.HCM muốn được dùng sách giáo khoa riêng

    TP.HCM muốn được dùng sách giáo khoa riêng

    Trên đây là phát biểu của ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trong phiên thảo luận tại hội trường (thuộc kỳ họp thứ 14, HĐND khóa VIII TP.HCM).