+Aa-
    Zalo

    Điều hành linh hoạt, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Năm 2022 Phú Thọ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trước nhiều khó khăn thách thức song cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND tính, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân chung sức, nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức.

    z6

    Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang kiểm tra tiến độ một số dự án trọng điểm

    Do đó, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt được những kết quả quan trọng, tạo động lực để tiếp tục phát triển trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Năm 2021 đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực, sâu rộng đến tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội trên thế giới và trong nước. Tỉnh Phú Thọ cũng phải đối mặt với những khó khăn chung, đặc biệt nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, thị trường suy giảm; các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch bị ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó, thiên tai, bão lũ cũng diễn biến hết sức bất thường, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

    Trong bối cảnh đó, với sự đồng lòng, chung sức của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; UBND tỉnh đã chủ động nắm bắt tình hình, linh hoạt trong chỉ đạo; kịp thời triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, chính sách thiết thực, cụ thể  với  quyết  tâm  cao. Do đó, đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 và được xếp vào nhóm các tỉnh có “nguy cơ thấp”; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ người lao động mất, thiếu việc làm,… phục hồi phát triển kinh tế; đồng thời thực hiện toàn diện các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

    z7
    Xây dựng vùng nguyên liệu chế biến chè xanh ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn gắn với phát triển du lịch.

    So với mục tiêu HĐND tỉnh đã đề ra, có 11/12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 3,56%, tuy là mức tăng trưởng thấp nhất tỉnh ta từng ghi nhận kể từ khi tái lập tỉnh đến nay nhưng vẫn là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng, đồng lòng của tất cả các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng vẫn tăng so với cùng kỳ, như: Giá trị xuất khẩu ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2019, tăng 1,9 lần so với kế hoạch (kế hoạch 2,2 tỷ USD). Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước đạt 30,9 nghìn tỷ đồng (đạt kế hoạch), tăng 6%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 7.543 tỷ đồng, đạt 121,9% dự toán.

    z8

    Lĩnh vực nông nghiệp qua nhiều lần suy giảm kinh tế vẫn khẳng định được vai trò của mình; do đó, trong điều kiện diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh vẫn đạt mức tăng trưởng 3,98%; tỷ trọng cây con có giá trị kinh tế cao, có lợi thế tăng lên; công tác tái đàn lợn được thực hiện thành công, đến nay đã khôi phục đạt 107% tổng đàn so với cuối năm 2019 (thời điểm sau đợt dịch tả lợn châu Phi). Đã hoàn thành việc đăng ký và được cấp giấy chứng nhận, công bố thương hiệu Chè Phú Thọ - đây là nền tảng để bảo hộ, phát triển ngành chè hiệu quả, bền vững hơn trong tương lai. Trong năm, có thêm 16 xã, 64 khu dân cư nông thôn mới, 3 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, đặc biệt 3 đơn vị cấp huyện (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Thủy) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Như vậy, hết năm 2020, toàn tỉnh có 4 đơn vị cấp huyện, 122 xã, 310 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới hoàn thành mục tiêu đề ra trước 3 năm.

    Sản xuất công nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn trong quý I, quý II, có bước phục hồi tích cực; từ quý III đến nay, giá trị sản xuất đã tăng trở lại, chỉ số sản xuất công nghiệp dự kiến cả năm tăng 2,3% so năm 2019; một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá: Xi măng tăng 8,2%, gạch ceramic tăng 6,7%, quần áo may sẵn tăng 19,8%, điện tử tăng 4,9% so với năm 2019. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp phát triển chưa đồng đều, tốc độ phục hồi còn chậm.

    z9

    Các ngành dịch vụ có bước phục hồi; riêng hoạt động xuất, nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Hoạt động du lịch và một số ngành dịch vụ vận tải, ăn uống,… giảm mạnh do chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19. Các tổ chức tín dụng tích cực triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị định 41 của Chính phủ; lãi suất huy động và cho vay giảm; huy động vốn đạt khá, doanh số cho vay tiếp tục tăng trưởng, góp phần hỗ trợ các ngành sản xuất, ổn định nền kinh tế
    Với nhiều biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng thứ 26/63 tỉnh; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đứng thứ 4/63 tỉnh trong cả nước. Công tác mời gọi đầu tư có nhiều tín hiệu tích cực. Trong năm đã tiếp, làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong, ngoài nước và ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư nhiều dự án lớn, trọng điểm. Đến nay, đã thu hút trên 90 dự án đầu tư trực tiếp (16 dự án FDI) với số vốn đăng ký 2.584 tỷ đồng và 194 triệu USD, gấp 2,1 lần so năm 2019. Đã hoàn thành thủ tục đầu tư, tiến hành bàn giao mặt bằng xây dựng cho 29 doanh nghiệp dự kiến đi vào sản xuất năm 2021, tạo đà cho phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới.

    z10

    Trong năm, tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc sắp xếp, sáp nhập 80 đơn vị hành chính cấp xã và 521 khu dân cư mới, đến nay đã hoạt động ổn định. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tiếp tục được nâng cao; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành được đặc biệt chú trọng. Đã chỉ đạo quyết liệt triển khai chính quyền điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Đến nay, Phú Thọ được đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu trong triển khai thực hiện các nội dung của chính quyền điện tử đến cả ba cấp. 

    Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được duy trì và có nhiều tiến bộ: Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh trên người được giám sát chặt chẽ, đặc biệt là đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19. Ngành Y tế cũng đã thực hiện quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân đến 98% dân số toàn tỉnh; 100% cơ sở y tế đảm bảo điều kiện triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững, giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tích cực. Thành phố Việt Trì được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng để trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam; Khu Di tích lịch sử Đền Hùng được công nhận là Khu du lịch quốc gia;

    Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời; công tác chăm lo các đối tượng chính sách, hộ nghèo được thực hiện tốt. Quân sự, quốc phòng được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

    Năm 2022, là năm được nhận định sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức song cũng đứng trước nhiều thuận lợi, cơ hội và thời cơ mới. Với tâm thế năm đầu của giai đoạn mới, UBND tỉnh tin tưởng và quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2022, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Một số chỉ tiêu được đặt ra như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 6% trở lên, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt từ 34 nghìn tỷ đồng trở lên; tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 5.926 tỷ đồng trở lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 70,5%, trong đó đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận đạt 28,2% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,6% trở lên; số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 104 xã trở lên (năm 2021có thêm 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới).

    Để đạt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụ thường xuyên, chúng ta phải thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau: 

    Trước hết, tập trung chỉ đạo kịp thời cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX thành các Nghị quyết, chương trình, đề án chuyên đề, các cơ chế, chính sách để thực hiện bằng được mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ: Tập trung đầu tư các hạ tầng kinh tế kỹ thuật lớn, hạ tầng đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao điểm số các chỉ số đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh; triển khai Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới chính sách đào tạo nghề; nâng cao kiến thức hội nhập cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.

    Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh đến năm 2030, đảm bảo các yêu cầu tầm nhìn, định hướng chiến lược, tính khả thi trong 10 năm tới. Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư công 5 năm 2021-2025 theo hướng xác định rõ các trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện phù hợp với khả năng và nguồn lực của tỉnh.

    Trong sản xuất công nghiệp tập trung thu hút, nghiên cứu, lựa chọn kỹ lưỡng các dự án quy mô lớn, có tính khả thi cao; phấn đấu đến 2022 cơ bản lấp đầy trên 2/3 Khu công nghiệp Cẩm Khê, Phú Hà và khởi công các KCN Tam Nông, Hạ Hòa; tiếp tục mở rộng KCN Trung Hà; khởi công một số CCN (CCN Bãi Ba 2 - Thanh Ba; CCN Vạn Xuân - Tam Nông; CCN Thục Luyện - Thanh Sơn; CCN Đồng Lạc - Yên Lập) trong năm 2021. 

    Về sản xuất nông nghiệp, tiếp tục cơ cấu lại các sản phẩm chủ lực, phù hợp với lợi thế của từng địa bàn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tăng cường chỉ đạo triển khai Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh, trọng tâm là cây chè, cây bưởi, chuyển hóa rừng cây gỗ lớn thành vùng tập trung, sản xuất hàng hóa. Đặc biệt đối với cây bưởi sẽ điều chỉnh quy hoạch, tập trung hỗ trợ, đầu tư theo hướng ưu tiên hình thành 2 vùng tập trung tại Đoan Hùng và Thanh Sơn, Yên Lập. Đối với cây chè, tăng cường liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng chế biến, tiêu thụ theo hình thức các tổ hợp tác, hợp tác xã; thu hút, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với phát triển bền vững thương hiệu Chè Phú Thọ. Tiếp tục cơ cấu lại đàn vật nuôi và tái đàn lợn theo hướng phát triển, cung cấp con giống chất lượng cho người nông dân; ưu tiên phát triển trang trại, gia trại, chăn nuôi khép kín, an toàn sinh học. 

    Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã, khu dân cư đã đạt nông thôn mới, mục tiêu là đẩy mạnh được sản xuất, tăng cường liên kết trong tiêu thụ để tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng khu dân cư nông thôn mới ở những xã chưa có điều kiện thực hiện quy mô toàn xã; triển khai có hiệu quả “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới.

    Về phát triển dịch vụ: Tập trung xây dựng và triển khai đề án phát triển thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam; điều chỉnh quy hoạch Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phù hợp với định hướng phát triển Khu du lịch Quốc gia; đồng thời thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ ngoài vùng tam sơn cấm địa của Đền Hùng. Quyết tâm khởi công trong năm 2021 đối với 5 dự án lớn thuộc lĩnh vực dịch vụ tại thành phố Việt Trì, các huyện: Tam Nông, Hạ Hòa, Tân Sơn. Chú trọng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, đưa các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh vào các hệ thống phân phối; hỗ trợ xây dựng các trang điện tử bán hàng trực tuyến gắn với thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, tạo sự kết nối trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

    Phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa - xã hội: Tập trung chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện các Đề án: Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục; chính sách phát triển giáo dục mầm non; Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Trường THPT Chuyên Hùng Vương gắn với đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trường tại vị trí mới. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục gắn với nâng cao quyền tự chủ đối với các cơ sở giáo dục công lập ở những nơi có điều kiện. Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho cả đội ngũ giáo viên và học sinh; khuyến khích tinh thần tự học, sáng tạo, học đi đôi với hành. Tiếp tục tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống y tế dự phòng; chủ động làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tăng cường chỉ đạo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, toàn diện ở gia đình, nhà trường, cộng đồng và trong toàn xã hội. Đa dạng hóa huy động các nguồn lực bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa.

    Tiếp tục làm tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm; thực hiện chính sách an sinh xã hội, dân tộc, tôn giáo. Triển khai Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh lại cơ chế giao chỉ tiêu đào tạo, đổi mới chính sách đào tạo nghề cho người lao động theo hướng thực chất hơn; lựa chọn một số ngành, nghề phù hợp khả năng của người lao động và nhu cầu của doanh nghiệp trong tỉnh để tổ chức đào tạo. 

    Tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, nhất là dịp tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. Chủ động ứng phó các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng, thiên tai, dịch bệnh; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

    z111

    Chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính được UBND tỉnh xác định là một trong những nội dung trọng tâm, quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến kết quả cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong cả giai đoạn 2021-2025. Do đó trong năm 2022, UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế; phân công trách nhiệm, giao rõ nhiệm vụ cho các sở, ngành, các huyện trong triển khai, phối hợp thực hiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường thanh tra, giám sát, đôn đốc; quyết liệt chấn chỉnh thái độ làm việc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu trong triển khai và thực thi nhiệm vụ. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo, thống nhất quản lý, điều hành từ tỉnh đến huyện, xã, giữa các đơn vị, địa phương qua hệ thống điện tử (văn bản điện tử, hội nghị, hội thảo trực tuyến); hoàn thiện trung tâm điều hành thông minh để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, đồng thời giảm thiểu thời gian, chi phí trong tổ chức giải quyết công việc và các thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, UBND tỉnh sẽ làm việc, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh triển khai kế hoạch, chương trình phối hợp, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2022,tạo tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo. 

    Minh Huyền

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dieu-hanh-linh-hoat-tao-dong-luc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-phu-tho-a529022.html
    Huyện Lạng Giang đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới

    Huyện Lạng Giang đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới

    Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tái bùng phát và lây lan diện rộng, nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Huyện Lạng Giang đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới

    Huyện Lạng Giang đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới

    Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tái bùng phát và lây lan diện rộng, nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    Hải Phòng hoàn thiện hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế - xã hội

    Hải Phòng hoàn thiện hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế - xã hội

    Thành phố Hải phòng Tiên phong trong phát triển giao thông không chỉ là thành phố cảng, cửa chính ra biển của miền bắc, Tp. Hải Phòng còn là một trong số ít địa phương có đầu mối giao thông trọng điểm quốc gia với việc hội tụ đủ cả năm loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa và đường biển.

    Xã Thái Hoà, huyện Bình Giang (Hải Dương): Phấn đấu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội

    Xã Thái Hoà, huyện Bình Giang (Hải Dương): Phấn đấu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội

    6 tháng đầu năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng d­ưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, HĐND, chỉ đạo điều hành của UBND xã Thái Hoà, cùng sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong xã, tình hình Kinh tế - Xã hội phát triển ổn định. Các hoạt động Văn hoá - Xã hội được duy trì, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường.