+Aa-
    Zalo

    Động thái của Nga khi Nhật Bản và Mỹ thống nhất kế hoạch triển khai tên lửa

    (ĐS&PL) - Trước việc Nhật Bản tham gia vào kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Á của Mỹ, Nga đã đưa ra lời cảnh báo...

    Theo báo Dân trí đưa tin, ngày 22/8 giới chức Nga đã lên tiếng cảnh báo rằng, kế hoạch triển khai tên lửa ở châu Á của Nhật Bản và Mỹ gây đe dọa an ninh quốc gia của Moscow.

    Trong một tuyên bố, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev nhấn mạnh, việc Nhật Bản tham gia vào kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Á của Lầu Năm Góc gây ra thêm các mối đe dọa đối với an ninh của vùng Viễn Đông của Nga.

    "Lầu Năm Góc, trong kế hoạch triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Á, đã giao cho Nhật Bản một vai trò quan trọng, điều này tạo ra các mối đe dọa an ninh bổ sung đối với các vùng lãnh thổ Viễn Đông của chúng tôi", ông Patrushev nói tại một cuộc họp về an ninh ở Magadan.

    dong thai cua nga khi nhat ban va my thong nhat ke hoach trien khai ten lua
    Tên lửa đất đối hạm Type 12 của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản. Ảnh: Dân trí.

    Tuần trước, tại Hội nghị Moscow về An ninh Quốc tế, Đô đốc Igor Kostyukov lãnh đạo Tổng cục Tình báo Chính của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Nga cho biết, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị triển khai hai lữ đoàn đa lĩnh vực triển vọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có khả năng giáng đòn tấn công bằng vũ khí chính xác tầm xa vào năm 2028.

    Đảo Iwo Jima của Nhật Bản đang được coi là địa điểm khả thi để bố trí  những loại vũ khí này, ông Kostyukov cho biết.

    Trong cuộc đàm phán tại Trại David cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng đã thống nhất tăng cường các biện pháp răn đe, trong đó có việc phát triển một loại tên lửa mới có khả năng đánh chặn các vũ khí siêu vượt âm.

    Cả hai nhà lãnh đạo này trước đó cũng liên tục thảo luận về việc tăng cường hơn nữa liên minh quân sự giữa hai nước. Trong đó, Thủ tướng Kishida cho biết Nhật Bản có kế hoạch mua hàng trăm tên lửa Tomahawk của Mỹ nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của nước này. 

    Trước đó, ngày 18/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã thống nhất kế hoạch phát triển một loại tên lửa mới có khả năng đánh chặn các vũ khí siêu vượt âm.

    Theo hãng tin Kyodo, trong cuộc đàm phán trực tiếp kéo dài khoảng 30 phút tại Trại David trước thềm hội nghị thượng đỉnh ba bên Mỹ-Nhật-Hàn, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản đã chia sẻ quan điểm tăng cường các biện pháp răn đe trong bối cảnh tình hình mới của thế giới.

    Trong buổi gặp mặt, 2 nhà lãnh đạo cũng nhất trí phối hợp chặt chẽ trong giải quyết những khúc mắc liên quan đến Trung Quốc, tái khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác với Bắc Kinh trong các vấn đề cùng quan tâm.

    Tên lửa siêu vượt âm và phương tiện lượn có thể bay ở tốc độ lớn hơn Mach 5, gấp 5 lần tốc độ âm thanh.

    Chúng cũng có khả năng cơ động và có thể thay đổi hướng bay trong hành trình, giúp chúng khó bị radar bắn hạ hoặc theo dõi hơn.

    Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hai nước đặt mục tiêu hoàn thành quá trình phát triển tên lửa vào những năm 2030.

    Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa tiêu chuẩn-3 Block 2A. Hồi tháng 11 năm ngoái, hai nước cho biết tên lửa hợp tác phát triển đầu tiên đã tiêu diệt thành công một mục tiêu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong một cuộc thử nghiệm sau khi nó được phóng từ một tàu khu trục được trang bị hệ thống Aegis, TTXVN đưa tin.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dong-thai-cua-nga-khi-nhat-ban-va-my-thong-nhat-ke-hoach-trien-khai-ten-lua-a587888.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan