+Aa-
    Zalo

    Đường về tay gia đình Thủy “Top” của Sông Đà 705

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Công ty Sông Đà 705 ban đầu là công ty con 100% vốn của Sông Đà 7, sau cổ phần hóa Sông Đà 7 chỉ nắm 12,5%, còn gia đình Thủy “Top” sở hữu 86,67% vốn điều lệ.

    Công ty Sông Đà 705 ban đầu là công ty con 100% vốn của Sông Đà 7, sau cổ phần hóa Sông Đà 7 chỉ nắm 12,5%, còn gia đình Thủy “Top” sở hữu 86,67% vốn điều lệ.

    Phối cảnh dự án thủy điện Nậm Sì Lường 4 do Sông Đà 705 làm chủ đầu tư

    Công ty cổ phần Sông Đà 705 (Công ty Sông Đà 705) tiền thân là Xí nghiệp Sông Đà 705 trực thuộc Sông Đà 7.

    Năm 2010, Sông Đà 7 chính thức thành lập Công ty TNHH một thành viên Sông Đà 705 với vốn điều lệ 15 tỷ đồng, từ nền tảng Xí nghiệp Sông Đà 705. Công ty được giao làm chủ đầu tư hai dự án thủy điện tại Lai Châu là Dự án thủy điện Nậm Sì Lường 3 và Dự án thủy điện Nậm Sì Lường 4.

    Đến năm 2015, Sông Đà 7 quyết định chuyển đổi mô hình tại Công ty TNHH một thành viên Sông Đà 705 sang công ty cổ phần, và nâng vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng. Sau cổ phần hóa, Sông Đà 7 chỉ sở hữu 12,5 vốn điều lệ (tương đương 15 tỷ đồng) tại Sông Đà 705.

    Trong cơ cấu cổ đông sáng lập xuất hiện 3 thể nhân mới gồm: Huỳnh Bá kỹ Thuật (sở hữu 37,5%); Trần Thị Rắt (sở hữu 49,17%) và Trần Văn Gia (sở hữu 0,83%).

    Đến tháng 9/2016, Sông Đà 7 quyết định thoái toàn bộ vốn tại Sông Đà 705. Theo đó, Sông Đà 7 đồng ý phương án chuyển nhượng 1,5 triệu cổ phần của công ty tại Sông Đà 705 cho bà Trần Thị Rắt. Giá chuyển nhượng bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng tổng giá trị chuyển nhượng 15 tỷ đồng.

    Sau sự kiện này, Sông Đà 705 chính thức trở thành doanh nghiệp 100% vốn tư nhân và là công ty gia đình, khi 99,17% tỷ lệ sở hữu nằm trong tay  vợ chồng ông Huỳnh Bá Kỹ Thuật và bà Trần Thị Rắt.

    Quá trình thoái vốn tại Sông Đà 705 của Sông Đà 7 không được thông tin nhiều, chỉ những thời điểm “ván đã đóng thuyền” mới thấy website của công ty có công bố thông tin.

    Trong báo cáo tài chính bán niên năm 2014 của Sông Đà 7 từng được kiểm toán có ý kiến ngoại trừ. Theo đó, là khoản lợi thế thương mại liên quan đến dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Nậm Sì Lường phát sinh trên Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty TNHH MTV Sông Đà 705 khi hợp nhất khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thủy điện tại ngày 30/06/2014 là 20,46 tỷ đồng.

    Theo ý kiến của Kiểm toán viên tiền nhiệm năm trước thì Công ty chưa thực hiện phân bổ khoản lợi thế thương mại này vào kết quả kinh doanh hợp nhất của các năm 2012 và 2013 là 4,25 tỷ đồng.

    Trong 6 tháng đầu năm 2014, Công ty cũng chưa thực hiện phân bổ khoản lợi thế thương mại này vào kết quả kinh doanh với số tiền 1,023 tỷ đồng (thời gian dự tính thực hiện phân bổ là 10 năm).

    Nếu thực hiện phân bổ như đã nêu trên thì: Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế” trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của 6 tháng đầu năm 2014 sẽ giảm đi 1,023 tỷ đồng; Chỉ tiêu “Lợi thế thương mại” và chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên Bảng Cân đối kế toán hợp nhất sẽ giảm đi cùng số tiền 5,273 tỷ đồng.

    Vậy Lợi thế thương mại của Sông Đà 705 có được Sông Đà 7 tính toán khi cổ phần hóa? Hơn thế nữa, Sông Đà 705 còn đang là chủ đầu tư hai dự án thủy điện Nậm Sì Lường 3 và 4 có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

    NAM NAM

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/duong-ve-tay-gia-dinh-thuy-top-cua-song-da-705-a289596.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan