+Aa-
    Zalo

    Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi: Dân "khóc", Bộ Công Thương nói do thời tiết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Việc hóa đơn tiền điện sinh hoạt của nhiều hộ dân tại Hà Nội tháng 3/2015 tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với tháng trước được giải thích do thời tiết...

    (ĐSPL) - Việc hóa đơn tiền điện sinh hoạt của nhiều hộ dân tại Hà Nội tháng 3/2015 tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với tháng trước được đại diện Bộ Công Thương giải thích có nguyên nhân do thời tiết... 

    Trả lời nghi vấn xung quanh cơ chế tính giá nội suy của EVN là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện trong tháng 3/2015 của nhiều hộ dân Hà Nội tăng gấp đôi, tại buổi họp báo chiều 27/4, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: Bộ không thiên vị với EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) và cơ chế tính giá của EVN đều được công khai, minh bạch trên website của đơn vị này.

    Theo đó, nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, gấp ba mà người dân và các cơ quan báo chí phản ánh gần đây được ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục điều tiết điện lực - Bộ Công Thương cho biết là: do áp dụng cách tích giá mới từ ngày 16/3; thời tiết có điểm nắng nóng thất thường trong tháng 3 - 4/2015…

    Về cách tính giá điện mới, ông Phúc nhận định, cách tích giá mới của EVN theo nội suy, ví dụ sản lượng điện tiêu thụ của hộ gia đình là 500kWh/tháng sẽ được chia đều và sau đó, 5 ngày sẽ được tính theo giá cũ, 26 ngày còn lại sẽ được tính theo mức giá mới. Biểu giá tính tiền điện hiện nay có 6 bậc và mức tính giá thành điện được tiếp tục chia thành 6 bậc.

    Hóa đơn tiền điện sinh hoạt của nhiều hộ dân tại Hà Nội tháng 3/2015 tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với tháng trước.

    Giả sử khách hàng được ghi hóa đơn điện vào ngày 10 hàng tháng, từ 10/3 tính hóa đơn cũ đến 16/3-10/4 giá điện đã thay đổi nên có 5 ngày theo biểu giá cũ, 26 ngày còn lại theo giá mới.

    Về thời tiết, theo lãnh đạo Cục điều tiết, số ngày nắng nóng tháng 3 - 4/2015 có nhiều nên các gia đình sử dụng nhiều thiết bị điện hơn như máy lạnh, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ khiến lượng điện tăng.

    "Về hóa đơn tiền điện tháng 3 tăng gấp đôi kết hợp hai lý do, trong cuối tháng 3 và đầu tháng 4 số ngày nắng nóng nhiều hơn, việc sử dụng điện các gia đình cũng tăng nhiều hơn. Cộng với việc điều chỉnh giá điện dẫn đến việc tăng giá điện. Chúng tôi đã yêu cầu EVN tăng cường tuyên truyền cho khách hàng biết thời tiết nắng nóng thì sẽ có khả năng tăng sử dụng điện nhiều hơn để cho người dân sử dụng tiết kiệm hơn.", ông Phúc nói.

    Như vậy đây là lần thứ hai đại diện 'nhà đèn' đổ lỗi cho thời tiết dù rằng đây là tháng đầu tiên người dân phải trả thêm 7,5\% tiền điện mới tăng thêm.

    Đây là lần thứ hai đại diện 'nhà đèn' đổ lỗi cho thời tiết dù rằng đây là tháng đầu tiên người dân phải trả thêm 7,5\% tiền điện mới tăng thêm.

    Để cụ thể hơn, trước đó, đơn vị điện lực đã đưa ra ví dụ về cách tính giá điện: tổng sản lượng điện dùng của một hộ gia đình trong tháng 4 (từ 12/3 đến 12/4) là 308 kWh, trong đó, 30 kWh của 3 ngày (12-15/3) sẽ được tính mức giá cũ. Từ 16/3-12/4 thời điểm áp giá mới cho điện năng tiêu thụ là 278 kWh.

    Để tính định mức bậc thang giá điện sinh hoạt cũ, ngành điện sẽ căn cứ hạn mức bậc một và hai mỗi ngày 1,7kWh nhân với số ngày thực dùng (trong trường hợp trên là 3 ngày), để ra định mức lần lượt là bậc một 5kWh, bậc 2 là 5kWh. Tương tự, các bậc thang tiếp theo được định mức mỗi ngày là 3,2kWh, đem nhân với 3 ngày sẽ ra định mức bậc 3 và 4 lần lượt là 10kWh.

    Cách tính tương tự sẽ tìm ra được định mức bậc thang giá sinh hoạt mới lần lượt bậc một và hai là 45kWh, bậc ba và bốn là 90kWh, còn lại sẽ là bậc 5. Khi cộng hai định mức (cũ và mới) sẽ ra đúng bằng định mức từng bậc lần lượt, bậc 1 là 50kWh, bậc 2 cũng 50kWh, và bậc 3, 4,5 lần lượt 100kWh.

    "Rất nhiều người dân do không nắm được quy tắc tính giá điện này nên khi thấy điện lực tính 5kWh của gia điện cũ cứ nghĩ theo cách tính mới thì định mức đầu tiên chỉ có 5kWh thay vì 50kWh", đại diện Công ty điện lực nói.

    Trao đổi trên báo ANTĐ, đại diện EVN Hà Nội cho biết, cách tính nội suy giá điện chỉ được áp dụng trong tháng 4 này. Trong tháng 5 tới, giá điện sẽ được tính theo bậc thang thông thường.

    Năm 2015, được dự báo là một năm nắng nóng kỷ lục, do đó, các đơn vị ngành điện mong muốn người tiêu dùng sử dụng thiết bị điện hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí chi phí. Trong trường hợp nghi ngờ về tiền điện hoặc sản lượng điện tiêu thụ trong tháng, người tiêu dùng chủ động phản ánh về các đầu mối liên lạc của ngành để được giải đáp, xử lý kịp thời thỏa đáng.

    Về khả năng cung cấp điện mùa khô ở các tỉnh phía Nam, đại diện Bộ Công Thương chia sẻ, Bộ đã phối hợp với ban ngành chức năng đảm bảo cung cấp đủ điện trong mùa khô cho các tỉnh phía Nam. Các nhà máy thủy điện miền Bắc hiện đang đủ nước cho phát điện thời cao điểm, các dự án nhiệt điện tại miền Nam cũng chủ động các phương án để phát điện, truyền tải ra miền Bắc trong trường hợp các hồ, đập thủy điện thiếu nước.

    Về phương án mua điện của Trung Quốc, ông Phúc khẳng định, Cục Điều tiết điện lực đã đảm bảo tốt việc truyền tải điện trong cả nước và hạn chế mức thấp nhất phải mua và phụ thuộc vào hợp đồng mua điện của Trung Quốc. Năm 2015, Việt Nam vẫn mua điện của Trung Quốc nhưng hạn chế mức tối thiểu trong hợp đồng đã ký giữa hai quốc gia.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoa-don-tien-dien-tang-gap-doi-dan-khoc-bo-cong-thuong-noi-do-thoi-tiet-a92635.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan