+Aa-
    Zalo

    Hoàng Anh Gia Lai nhận tin không vui vì thuế bất động sản Myanma

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Gần đây, Myanmar đã ban hành sắc thuế mới đánh vào các giao dịch mua bán bất động sản, có hiệu lực từ tháng 4 năm nay.

    (ĐSPL) -  Gần đây, Myanmar đã ban hành sắc thuế mới đánh vào các giao dịch mua bán bất động sản, có hiệu lực từ tháng 4 năm nay. Đối với các dự án nước ngoài có quy mô lớn như Myanmar Center của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), chính sách thuế này là tin không vui.

    Thông tin trên báo Nhịp cầu Đầu tư, chính sách mới của Myanmar dường như đang gây ra một chút lo âu cho các nhà kinh doanh bất động sản tại nước này. Gần đây, Myanmar đã ban hành sắc thuế mới đánh vào các giao dịch mua bán bất động sản, có hiệu lực từ tháng 4 năm nay.

    Theo đó, đối với giao dịch có giá từ 30 triệu kyat trở xuống sẽ chịu mức thuế 15\%, từ hơn 30 triệu cho đến 100 triệu kyat sẽ chịu mức 20\%, và các giao dịch trên 100 triệu kyat sẽ bị đánh thuế 30\%.

    Như vậy, sắc thuế mới đã cao hơn gấp 5 lần so với cuối năm 2015, và điều này đang gây áp lực lớn cho các nhà kinh doanh bất động sản tại Myanmar.

    Không chỉ riêng bất động sản, một số lĩnh vực liên quan như xây dựng cũng bị ảnh hưởng.

    Vì sắc thuế mới chỉ áp dụng được 3 tháng nên chưa có thống kê cụ thể về tác động của nó. Tuy nhiên, U Kyaw Kyaw Soe, Phó thư ký Hiệp hội Xây dựng Myanmar, phát biểu trên Tạp chí Property Report rằng: “Việc tăng thuế đã tác động đến lĩnh vực xây dựng”.

    Còn đối với địa ốc, sắc thuế mới sẽ khiến giá nhà cao hơn nữa, dù trước đó Myanmar đã nằm trong số những quốc gia có giá bất động sản cao nhất thế giới. Thậm chí có nơi như Yangon, giá thuê văn phòng còn cao hơn cả khu vực kinh doanh sầm uất Manhattan của Mỹ.

    Hành động này của chính phủ mới Myanmar khiến giới đầu tư lo lắng sẽ làm giảm tính hấp dẫn của thị trường nơi đây so với các quốc gia khác trong khu vực. Có thể thấy mức thuế Việt Nam đang áp dụng chỉ 2\%, thấp hơn nhiều so với Myanmar.

    Đối với các dự án nước ngoài có quy mô lớn như Myanmar Center của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), chính sách thuế này là tin không vui. Dự án hiện vẫn chưa hạch toán vào doanh thu và lợi nhuận cho tập đoàn, dù giai đoạn 1 - gồm phân khu trung tâm thương mại và văn phòng - đã được hoàn thành năm ngoái.

    Đối với các dự án nước ngoài có quy mô lớn như Myanmar Center của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), chính sách thuế này là tin không vui. (Ảnh minh họa).

    Điểm cốt lõi trong giai đoạn 2 của dự án là hơn 1.100 căn hộ dịch vụ, mới được khởi công vào tháng 3 vừa qua. Nhiều khả năng chính sách thuế mới sẽ khiến cho tốc độ bán hàng của HAGL Myanmar Center bị chậm lại đáng kể.

    Khả năng chuyển nhượng dự án cũng sẽ bị ảnh hưởng, bởi thuế thu nhập hiện rất cao, lên tới 40\%. Còn nhớ năm 2015, Tập đoàn đã hủy thương vụ bán lại 50\% cổ phần trong công ty phát triển dự án HAGL Myanmar Center cho tập đoàn bất động sản Rowsley với lý do thuế cao.

    Mối đe dọa còn đến từ các đối thủ mới. Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán VPBank, khá nhiều dự án đang đe dọa đến vị thế của HAGL Myanmar Center, như Marga Landmark Dragon City 1 đang được xây dựng ở gần đó, và có quy mô tương đương.

    “Nhu cầu căn hộ, văn phòng đang tăng dần lên tại Myanmar nhưng có vẻ tính đến hiện tại, cung đang tăng nhanh hơn cầu và khả năng sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các chủ phát triển bất động sản tại Myanmar”, Công ty Chứng khoán VPBank đánh giá.

    Tuy bất động sản chưa mang lại nhiều tin vui, nhưng ông Đoàn Nguyên Đức, ông chủ HAGL, có chút an ủi vì mới đây, Bộ Tài chính đã đồng ý cho lượng đường sản xuất từ Lào của tập đoàn được hưởng thuế suất ưu đãi 0\% khi nhập về bán tại Việt Nam. Điều khoản này dựa trên nội dung của Hiệp định Thương mại biên giới Lào - Việt Nam được ký vào năm 2015.

    Trong quý I/2016, mảng mía đường đã mang về cho Tập đoàn 246 tỷ đồng, đứng thứ 2 sau mảng bò thịt với giá trị 1.233 tỷ đồng. Nhưng nếu dự án tại Myanmar không thu được dòng tiền như dự kiến, đó sẽ là cú sốc lớn cho bầu Đức trong năm nay, và sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của tập đoàn này.

    Tổng nợ tính đến quý I/2016 đã lên đến hơn 34.000 tỷ đồng, cao gần 2 lần so với vốn chủ sở hữu.

    Trải qua một năm 2015 đầy sóng gió và con đường chông gai năm 2016, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã có "tâm thư" gửi những cổ đông, nhà đầu tư gắn bó với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) ở những thời điểm khó khăn nhất. Đây cũng là lần đầu tiên ông bầu tâm huyết với ngành bóng đá công khai nói về những khó khăn và cám ơn cổ đông, nhà đầu tư vì đã đồng hành cùng Hoàng Anh Gia Lai ở những thời điểm cùng cực.

    "Chúng tôi thật sự cần có đủ thời gian và cần sự kiên nhẫn của cổ đông, nhà đầu tư. Chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực hết sức để vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển khối tài sản to lớn mà chúng tôi đang quản lý để mang lại giá trị cao nhất", Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức bày tỏ.

    Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai mong nhận được sự cảm thông của cổ đông, nhà đầu tư và cám ơn khách hàng cùng nhân viên của tập đoàn đã cống hiến, đồng hành cùng tập đoàn trong những thời điểm khó khăn nhất.

    Năm 2016, tập đoàn đã gặp nhiều khó khăn bởi khoản vay nợ vượt 28.000 tỷ đồng. Ông Đức thẳng thắn xác nhận: "Hiện tập đoàn đang gặp khó khăn về dòng tiền, tuy nhiên khó khăn này chỉ là tạm thời vì các dự án đầu tư đều có nhiều tài sản giá trị, có khả năng tạo ra dòng tiền để trả nợ nếu được tiếp tục đầu tư, chăm sóc và tăng cường quản lý hơn nữa. Với việc thực hiện tái cơ cấu nợ thì chúng tôi tự tin sẽ vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển".

    Thông tin trên báo Đầu tư, nhìn lại năm 2015 đầy sóng gió, một bên là tập đoàn khó khăn, bên kia là những tin đồn vỡ nợ, Bầu Đức thừa nhận Hoàng Anh Gia Lai đã có một năm đầy khó khăn và thử thách. "Xét về tổng thể, năm 2015 là năm khó khăn đối với tập đoàn khi hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận đều không đạt được", ông nói.

    Sự sụt giảm quá sâu của giá cao su từ mức đỉnh 5.750 USD một tấn trong tháng 2/2011 xuống còn khoảng 1.000 USD, giá dầu cọ thô giảm mạnh và hiện tượng El Nino đã tác động xấu đến hoạt động đầu tư và kinh doanh của công ty.

    Năm 2016, tập đoàn của bầu Đức đã gặp nhiều khó khăn bởi khoản vay nợ vượt 28.000 tỷ đồng.

    Chi phí sản xuất trung bình mỗi tấn mủ cao su của tập đoàn trong năm 2015 khoảng 35 triệu đồng một tấn, đạt mức trung bình ngành. Tuy nhiên, với mức giá giảm sâu của cao su thì ngay cả những nông trường có chi phí thấp nhất và năng suất cao cũng khó có thể hòa vốn. Vì vậy, Hoàng Anh Gia Lai đã chủ động hạn chế mở rộng diện tích cạo mủ, chờ giá cao su phục hồi.

    Lĩnh vực chăn nuôi bò cũng gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt dẫn đến doanh thu và lợi nhuận không như kỳ vọng. Năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai tiêu thụ được 66.337 con bò đem về 2.541 tỷ đồng, chiếm 41\% tổng doanh thu.

    Đối với dự án khu phức hợp bất động sản tại Myanmar thì việc đưa vào vận hành kinh doanh khối văn phòng cho thuê và khách sạn 5 sao chậm hơn kế hoạch do bị tác động bởi các yếu tố khó khăn về nguồn nhân công và vật tư nhập khẩu vào Myanmar để thực hiện khâu hoàn thiện. Điểm sáng duy nhất là ngành sản xuất mía đường vẫn duy trì được năng suất và sản lượng, đạt doanh thu như kế hoạch.

    Về hoạt động đầu tư, Bầu Đức cho biết, trong năm tập đoàn không trồng thêm cao su nào và duy trì diện tích cao su là 38.428 ha, diện tích cọ dầu là 28.626 ha, diện tích mía đường là 6.000 ha và cây trồng khác.

    Dù trải qua sóng gió, nhưng Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức vẫn khẳng định quyết tâm vực dậy tập đoàn, phát triển bền vững. Hoàng Anh Gia Lai đang có nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar đã tạo điều kiện và lực đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế vùng dự án đầu tư thông qua việc tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người.

    "Việc đầu tư mạnh tại Lào và Campuchia, với những thành công to lớn bước đầu trong hoạt động kinh doanh đã nhận được sự công nhận từ Chính phủ các nước, góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị với các nước bạn, thúc đẩy giao lưu thương mại giữa các nước, từ đó góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế trong khu vực", thông điệp của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoang-anh-gia-lai-nhan-tin-khong-vui-vi-thue-bat-dong-san-myanma-a139310.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan