+Aa-
    Zalo

    Học sinh vứt, đốt sách vở sau kì thi: Tiếng thở dài của ngành giáo dục

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hàng năm, sau kì thi, dân tình lại chứng kiến cảnh học sinh vứt, đốt sách vở như một cách giải tỏa căng thẳng, nhưng nhiều người lại có cách nhìn khác...

    Hàng năm, sau kì thi, dân tình lại chứng kiến cảnh học sinh vứt, đốt sách vở như một cách giải tỏa căng thẳng, nhưng nhiều người lại có cách nhìn khác...

    Mới đây, những hình ảnh chụp lại sách vở bị xé rách và vứt la liệt trên đường sau ngày thi môn Toán kì thi vào 10 THPT chiều 16/7 tại Hải Dương được đăng trên facebook đã tạo ra luồng tranh cãi nảy lửa trên mạng xã hội.

    Hình ảnh những trang sách bị xé bìa vứt ngổn ngang trên đường. Ảnh: B.H.N

    Nhiều dân mạng cho rằng đây có thể là việc làm của một số bạn học sinh, sau khi kết thúc kì thi đã "bung xoã" bằng cách vứt sách vở. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, có thể đây là sách vở của bạn học sinh nào đó không may làm rơi. Còn có người thì nghi ngờ rất có thể đây chỉ là một hình ảnh được "dàn dựng", nhằm thu hút sự chú ý cũng như những phản hồi trái chiều trên mạng xã hội.

    Phần đông cư dân mạng sau đó đều lên tiếng chỉ trích hành vi xé sách vở của học sinh nọ. Hành động này chẳng những là một sự thiếu tôn trọng với thầy cô, với những kiến thức đã học bao năm qua mà còn gián tiếp gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến các phương tiện di chuyển trên đoạn đường này.

    Nam sinh đốt sách sau kỳ thi.

    ch vở sau khi không còn được dùng đến bị nhiều học sinh vứt lung tung ngoài đường. Ảnh: Vietnamnet

    Trước đây, cộng đồng mạng cũng từng phẫn nộ trước hành vi đốt sách vở của một nam sinh lớp 12 sau kỳ thi đại học. Hay sự việc những cuốn sách Ngữ Văn bị vứt la liệt ở chân cột điện mà không rõ chủ là ai.

    Trên thực tế, việc vứt, xé hay đốt sách vở sau mỗi kì thi đã không còn quá mới hay thậm chí việc này còn trở thành "trào lưu" đối với nhiều học sinh trên thế giới để giải tỏa căng thẳng.

    Sân trường trắng xóa giấy vở sau khi học sinh tại Trung Quốc kết thúc kì thi. Ảnh: Weibo

    Tại Trung Quốc tình trạng học sinh xé sách vở cũng xảy ra hàng năm. Theo đó trước kỳ thi đại học, học sinh lớp 12 thường xé sạch sách vở và vứt xuống sân trường, tạo thành khung cảnh trắng xóa như tuyết rơi. Việc làm này nhận phải rất nhiều chỉ trích nhưng phần đông học sinh đều ngó lơ và cho rằng nó chỉ là cách để giải tỏa áp lực.

    Tại Hàn Quốc, việc vứt sách vở sau kì thi đã dần trở thành việc làm quen thuộc. Thậm chí việc này trở thành một "thông lệ" không thể thiếu của học sinh mỗi khi kì thi kết thúc. Ảnh: FN News

    Thực tế, ai cũng biết học sinh phải trải qua những áp lực, căng thẳng như nào trong mỗi kỳ thi. Nhưng việc xé, đốt, vứt sách vở không phải là một hành vi nên có ở người học trò.

    Hành động này chỉ cho thấy học sinh đang không tôn trọng những kiến thức gặt hái được những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, công ơn dạy dỗ của thầy cô. Các em vận dụng tri thức từ sách vở để vượt qua được các kì thi, có được những tấm bằng để làm bàn đạp bước chân vào xã hội. Vậy mà, vừa "qua cầu" xong, đã vội "rút ván" bằng cách vứt, đốt hết cả.

    Hơn thế nữa, không phải ai cũng có điều kiện để mua sắm đầy đủ những bộ sách giáo khoa để đi học. Thay vì vứt bỏ, các em nên tặng lại cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn.

    Những thế hệ học sinh trước thường được bố mẹ dạy phải tôn trọng sách vở. Chúng tôi được giáo dục là không nên ngồi lên cặp sách hay sách vở, nếu không sẽ bị "quở quang" thành học dốt, xúi quẩy chuyện thi cử. Tuy có mang thành phần mê tín, nhưng đó là cách người lớn dạy những đứa trẻ non nớt hiểu việc phải tôn trọng sách vở, tôn trọng tri thức.

    Còn nói về áp lực thi cử, chắc nhiều người đều đồng ý rằng học sinh xưa hay nay thì đều giống nhau cả. Vậy nhưng thế hệ trước chẳng có cô cậu học sinh nào hủy hoại sách vở để "sả xì trét" cả.

    Giải tỏa áp lực có nhiều cách và đừng bao giờ chọn lựa những cách tiêu cực, phản cảm. Hãy nhớ, thái độ "tôn sư trọng đạo" sẽ giúp đỡ chúng ta trong rất nhiều lĩnh vực từ công việc đến đời sống cá nhân.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoc-sinh-vut-dot-sach-vo-sau-ki-thi-tieng-tho-dai-cua-nganh-giao-duc-a331394.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan