+Aa-
    Zalo

    HoREA đề xuất sửa quy định, tránh tạo kẽ hở “bật đèn xanh” cho ngân hàng kinh doanh bất động sản

    (ĐS&PL) - Quy định về tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần xem xét kỹ một số vấn đề, tránh vô tình “bật đèn xanh” cho các ngân hàng kinh doanh bất động sản không khác một công ty địa ốc chuyên nghiệp.

    Theo tạp chí Người đưa tin, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có Công văn về việc góp ý một số quy định của dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

    Theo đó, Khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định, tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.

    horea de xuat sua quy dinh tranh tao ke ho bat den xanh cho ngan hang kinh doanh bat dong san
    HoREA đề xuất sửa quy định, tránh tạo kẽ hở “bật đèn xanh” cho ngân hàng kinh doanh bất động sản.

    Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng về kinh doanh bất động sản quy định Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây: Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng; Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết; Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay.

    Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại khoản 3 Điều 143 của Luật này”, tại khoản 3 Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đã có 01 thay đổi là quy định “thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này” thay vì chỉ có “thời hạn 03 năm” như quy định tại khoản 3 Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

    Hiệp hội nhận thấy, khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định “tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng” và Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định “tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản”.

    Nhưng, do quy định tiếp theo tại khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng lại cho phép tổ chức tín dụng được thực hiện “hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng” và do quy định tiếp theo về các trường hợp “ngoại lệ” được phép “hoạt động kinh doanh bất động sản” tại Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, nên đã dẫn đến tình trạng thực tế là hầu như tất cả tổ chức tín dụng đều có “hoạt động kinh doanh khác”, mà chủ yếu là “hoạt động kinh doanh bất động sản” dựa vào các quy định “bật đèn xanh” cho phép như: quy định cho phép “mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc” và được phép “cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết”; quy định cho phép “nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay”…

    Vì vậy Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, như sau: “2. Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, trừ hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng”.

    Cùng với đó, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng về kinh doanh bất động sản.

    Cụ thể, tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ 4 trường hợp: (i) Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng; (ii) Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết; (iii) Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại khoản 3 Điều 143 của Luật này; (iv) Doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá … phần trăm doanh thu của tổ chức tín dụng”.

    Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét quản lý chặt chẽ việc tổ chức tín dụng “mở rộng mạng lưới trụ sở, chi nhánh, cơ sở kho tàng” để mở rộng “hoạt động kinh doanh bất động sản”, tạp chí Thương gia thông tin.

    Vân Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/horea-de-xuat-sua-quy-dinh-tranh-tao-ke-ho-bat-den-xanh-cho-ngan-hang-kinh-doanh-bat-dong-san-a599280.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thị trường bất động sản khó khăn, nhiều doanh nghiệp địa ốc gửi tiền khủng vào ngân hàng

    Thị trường bất động sản khó khăn, nhiều doanh nghiệp địa ốc gửi tiền khủng vào ngân hàng

    Khó khăn vẫn bao trùm thị trường bất động sản mặc dù liên tục được tháo gỡ. Trong tình cảnh đó, nhiều doanh nghiệp địa ốc có hàng nghìn tỷ đồng tiền nhàn rỗi, đã mang đi gửi ngân hàng để hưởng lãi suất. Bên cạnh đó, cũng có những công ty bất động sản có lượng tiền gửi ít ỏi hơn nhiều.