+Aa-
    Zalo

    Không có tiền tăng lương trong năm 2015

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Cân đối ngân sách nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, bội chi lớn nên chưa bố trí được ngân sách cải cách tiền lương, không có điều kiện điều chỉnh tiền lương cơ sở

    (ĐSPL) – Cân đối ngân sách nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, bội chi lớn nên chưa bố trí được ngân sách cải cách tiền lương, không có điều kiện điều chỉnh tiền lương cơ sở.

    2015 vẫn không có tiền tăng lương

    Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Ảnh: Việt Dũng/Tuổi Trẻ

    Thường trực Chính phủ báo cáo trước Ủy ban Thường vụ về tình hình thực hiện thu chi Ngân sách Nhà nước và tình hình kinh tế, xã năm 2014 và năm 2015 trong buổi sáng nay, 9/10.

    Tin tức trên báo Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày: “Năm 2014, nhu cầu chi trả nợ lớn do tăng vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ nên dự toán bố trí trả nợ cao hơn năm 2013 là 15.000 tỷ đồng và phải phát hành đảo nợ khoảng 70.000 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển vẫn phải bố trí thấp hơn bội chi ngân sách nhà nước. Năm 2015 và vài năm tới ngân sách còn nhiều khó khăn, chi trả nợ, chi thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội tăng nhanh nên vẫn chưa thể bố trí chi đầu tư phát triển theo yêu cầu của Đảng và nghị quyết của Quốc hội”.

    Bởi vậy, ông Dũng đề nghị phải hạn chế ban hành chính sách mới làm giảm thu ngân sách nhà nước. Hạn chế tối đi chi hội thảo, hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước...

    Đối với vấn đề này, nhiều đại biểu quốc hội tỏ ra băn khoăn, lo ngại. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: “Năm 2014 đã hoãn tăng tiền lương cơ sở rồi, năm 2015 cũng không thể bố trí ngân sách để tăng lương. Như vậy, dư luận băn khoăn về vấn đề này? Và nếu tăng lương thì tiền ở đâu?”.

    Thông tin báo Dân Trí cho biết, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội khẳng định: “Đã đưa ra lộ trình tăng lương thì cần phải sắp xếp thu – chi Ngân sách để tăng cho hợp lý đảm bảo ổn định đời sống nhân dân và an sinh xã hội”.

    Cũng tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến của Văn phòng Quốc hội, UB dân tộc Quốc hội đã đưa ra quan điểm tăng lương cơ sở nhưng hiện khu vực hành chính hoạt động kém hiệu quả, cồng kềnh, năng suất lao động thấp, tăng lương cơ sở năm tới cần cân nhắc để phù hợp, đúng đối tượng nhằm đảm bảo kích thích tăng trưởng, đảm bảo khả năng cân đối ngân sách trung và dài hạn để trả nợ quốc gia theo kế hoạch từ năm 2015 – 2020.

    Còn theo tin tức từ báo VOV, đánh giá về dự toán thu - chi ngân sách năm 2014, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hoài nghi với việc thu ngân sách địa phương tăng cao có thể không sát thực với thực tế.

    “Mặc dù nguồn thu năm 2015 được đề ra cao hơn năm 2014 nhưng thực tế số doanh nghiệp kê khai lỗ, doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng lên; nợ xấu có xu hướng quay trở lại, tăng trưởng một số ngành là có nhưng thu thuế đạt thấp. Nếu không làm rõ mức thu năm 2014 sẽ không có cơ sở làm quyết định cho việc tăng chi trong năm 2015”, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.

    Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội Kso Phước đánh giá, trong bức tranh tổng thể về nền kinh tế - xã hội của Chính phủ cần xác định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm trong công tác điều hành. Cần lưu ý đến việc tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách.

    Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý Bộ Tài chính cần tính toán lại tỉ lệ thu - chi ngân sách. Trong đó tăng chỉ tiêu thu; chi ngân sách theo tinh thần tiết kiệm, cân bằng thu chi theo thế chủ động, tăng tích lũy tiêu dùng cho đầu tư, dự phòng dự trữ với cơ cấu chi ngân sách nhà nước 30\% cho phát triển, 50\% cho đầu tư và 20\% để trả nợ và dành cho tích lũy.

    Kết luận và bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, hơn lúc nào hết việc ổn định kinh tế vĩ mô luôn phải chú trọng đến chất lượng. Trong đó, cần phân tích sâu hơn các yếu tố trong phát triển kinh tế với bài toán về việc phát triển bền vững. Cần phải tiếp tục duy trì các chương trình mục tiêu kinh tế nhưng cụ thể hơn, tránh giàn trải, đồng thời tiết kiệm chi thường xuyên, tăng giải quyết nợ và xóa đói giảm nghèo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-co-tien-tang-luong-trong-nam-2015-a54734.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan