+Aa-
    Zalo

    Ngành Chính trị học và những chính trị gia nổi tiếng thế giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội với mục tiêu hướng tới là trở thành trường ĐH đa ngành. Trong đó đào tạo cử nhân Chính trị học đã và đang trở thành một ngành đào tạo

    Trường Đại học Thủ đô Hà Nội với mục tiêu hướng tới là trở thành trường ĐH đa ngành. Trong đó đào tạo cử nhân Chính trị học đã và đang trở thành một ngành đào tạo trọng điểm của nhà trường.

    Để cung cấp cho các bạn trẻ một cái nhìn rõ hơn về ngành chính trị học hay khoa học chính trị, tác giả bài viết sẽ điểm qua những chính trị gia tài ba, nổi tiếng trên thế giới đã từng theo học ngành học đặc biệt và hữu dụng này.

    1.Vị Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ là chính trị gia tài ba, am hiểu nhiều lĩnh vực. Năm 1983, Barack Obama tốt nghiệp ngành Khoa học Chính trị tại Đại học Columbia ở thành phố New York. 

    2. Vladimir Putin, người đảm nhận vị trí Tổng thống Nga trong 4 nhiệm kỳ đặc biệt yêu thích các môn học hàn lâm. Ông đã tốt nghiệp ngành Luật quốc tế của khoa Luật Đại học quốc gia Leningrad vào năm 1975.

    3. Vị Tổng thống thứ bảy của Pháp, François Hollande, theo học trường Hành chính Quốc gia ENA và Viện Nghiên cứu Chính trị Paris.

    4. Thủ tướng Nhật BảnShinzo Abe sinh ra trong một gia đình có truyền thống chính trị. Tháng 3/1977, ông tốt nghiệp chuyên ngành chính trị học tại khoa Luật, Đại học Seikei ở thành phố Tokyo. 

    5. Thủ tướng Anh David Cameron, lãnh đạo Đảng Bảo thủ tại Anh, từng học Triết học, Chính trị và Kinh tế tại Đại học Brasenose, thuộc Đại học Oxford và tốt nghiệp với tấm bằng sinh viên ưu tú hạng nhất năm 1988.

    6. Thủ tướng Úc Tony Abbott học lên Thạc sỹ với chuyên ngành Triết học, đồng thời cũng giành được tấm bằng Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị và Kinh tế với chương trình học bổng Rhodes tại Đại học Oxford…

    Những nhà lãnh đạo chính trị trên đã có bí quyết gì để đi đến thành công

    Có một điểm chung giữa họ, đó là họ đều là những con người yêu thích, say mê và… tốt nghiệp ngành chính trị học. Bởi ngành học này đã cung cấp những kiến thức căn bản và hệ thống, những kĩ năng nghiên cứu và thực hành thiết thực để mang lại cho họ những điều kiện cần thiết để thành công trong hoạt động chính trị.

    Vậy nhiệm vụ và công việc phải thực hiện khi học ngành học này?

    • Xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách phát triển của cơ quan, tổ chức chính trị;

    • Lãnh đạo, quản lí;

    • Tổ chức thực hiện đường lối, chính sách.

    Các yêu cầu về năng lực, tính cách:

    • Tinh tế và nhạy bén về chính trị;

    • Tư duy độc lập, sáng tạo;

    • Bản lĩnh chính trị vững vàng;

    • Khả năng thuyết trình.

    Các đơn vị tuyển dụng:

    • Các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…);

    • Uỷ ban nhân dân các cấp;

    • Các tổ chức chính trị-xã hội: Hội Luật gia, Hội Phụ nữ…

    Triển vọng phát triển nghề nghiệp:

    Ngành Chính trị học mở ra cơ hội lớn cho bạn trở thành nhà lãnh đạo chính trị tương lai.

    Như vậy, ngành chính trị học là một ngành học hấp dẫn không chỉ bởi những kiến thức sâu rộng mà nó cung cấp cho các bạn trẻ trong một xã hội học tập mở, mà nó còn hấp dẫn bởi những giá trị xã hội có tính toàn cầu. Nó không chỉ là những ước mơ, hoài bão thay đổi thế giới mà nó còn là nhu cầu tự khẳng định giá trị, tính cách bản thân của các bạn trẻ năng động, tự tin, dám thử thách, yêu thích cái mới để mang lại những giá tri tích cực cho cộng đồng.

    Khoa Giáo dục chính trị, Đại học Thủ đô Hà Nội mang sứ mệnh đào tạo nên những công dân Thủ đô ưu tú, hiểu biết khoa học, chính trị, văn hóa, xã hội là một môi trường học tập ưu việt dành cho các bạn trẻ. Với chương trình học tập phong phú, đa dạng, đặc biệt là với các chương trình học bổng có giá trị thực sự là một lựa chọn tối ưu cho các bạn khi muốn theo học ngành Chính trị học tại Việt Nam.

    P.Q

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nganh-chinh-tri-hoc-va-nhung-chinh-tri-gia-noi-tieng-the-gioi-a229155.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan