+Aa-
    Zalo

    Nghĩ mình là em bé, bệnh nhân 25 tuổi đòi bú... mẹ, trộm sữa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cô gái 25 tuổi liên tục đòi mẹ cho bú sữa và còn ăn trộm sữa khắp các cửa hàng, rồi cuối cùng phải nhập viện điều trị.

    (ĐSPL) - Cô gái 25 tuổi liên tục đòi mẹ cho bú sữa và còn ăn trộm sữa khắp các cửa hàng, rồi cuối cùng phải nhập viện điều trị.

    Chia sẻ về thế giới người điên, trong suốt nhiều năm công tác tại bệnh viện tâm thần, bác sĩ Nguyễn Thị Phương H. không thể nào quên được đó là bệnh nhân Nguyễn Thị P. (quê Vĩnh Phúc) từng nằm điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

    Bác sĩ H. kể: “Cô ấy nhập viện khi còn rất trẻ. Nhưng điều này không khiến tôi ấn tượng bằng hành động kì quặc của cô ấy: Thèm sữa vì nghĩ mình là em bé.”.

    Nghĩ mình là em bé, cô gái trẻ liên tục đòi "bú" mẹ. (Ảnh minh họa).

    Được biết, hoàn cảnh của P. cũng rất đáng thương. Vốn là một cô gái có ngoại hình xinh xắn, tốt nghiệp một trường cao đẳng, công việc đang bắt đầu ổn định sau một năm ra thường (năm 22 tuổi), một tai nạn không may ập đến với P.. Sau va chạm với một chiếc ô tô con, cô gái trẻ bị gãy 2 xương đòn và chấn động não.

    Khi ra viện một thời gian, P. bỗng có những biểu hiện bất thường: Tính tình thay đổi, khó kiềm chế; hành vi điệu bộ, kiểu cách trẻ con; trang phục cầu kì, lòe loẹt; bỏ bê công việc, hay kêu đau đầu. Đặc biệt cô rất thèm sữa.

    Trong tâm tưởng, P. luôn nghĩ mình là một em bé. Cô liên tục đòi mẹ cho mình bú tí, không được đáp ứng, cô gái trẻ liền đánh liều bằng cách đi ăn trộm sữa ở các cửa hàng.

    Cũng theo bác sĩ H.: “Người nhà P. khi ấy kể lại rằng, rất nhiều lần Phương đi ăn trộm sữa bị người ta bắt được đánh cho thừa sống thiếu chết. Dần già, cứ thấy bóng dáng P. lảng vảng là người ta cảnh giác. P. thèm sữa đến nỗi không ăn trộm được trong cửa hàng, cô đi nhặt cả vỏ hộp sữa về chất đống ở đầu giường”.

    Vì thương và lo cho tương lai của con gái sau này sẽ khó lấy chồng nên bố mẹ cô cố chịu đựng, hy vọng một ngày con họ tự khỏi chứ không mang con đi khám.

    Đến khi hàng xóm nói nhiều, địa phương yêu cầu thì gia đình mới đưa P. đi bệnh viện tâm thần khám và điều trị. Tại đây, P. được các bác sĩ chẩn đoán mắc chứng “Rối loạn nhân cách thực tổn”.

    Trong trường hợp của P., có thể chứng bệnh này là do vụ tai nạn giao thông P. gặp phải năm 22 tuổi. 

    "Thời gian đầu vào viện, gặp bác sĩ hay điều dưỡng nữ nào P. cũng gọi là mẹ và đòi họ cho bú tí. Không những thế lại còn đòi phải có người gội đầu chải tóc riêng. Nếu tết tóc hai bên không đẹp giống một em bé là P. giận dỗi, trách bác sĩ. Nhìn cô ấy lúc nào cũng tung tăng chạy nhảy chân sáo, vô tư và vui vẻ như một đứa bé, chúng tôi vừa buồn cười lại vừa thấy xót xa", bác sĩ H. nói.

    Một thời gian sau khi điều trị tại bệnh viện, bệnh tình của P. đã đỡ hơn rất nhiều. “P. vẫn điệu đà nhưng không theo kiểu trẻ con nữa. Khi ấy chúng tôi hỏi vui P. rằng “thế có đòi bú tí nữa không?”, cô ấy cười e thẹn: “Không đòi bú tí nữa. Nhưng với em, các bác sĩ ở đây vẫn như mẹ của mình, người mẹ thứ hai”.

    “Rối loạn nhân cách thực tổn” là chứng bệnh liên quan trực tiếp đến tổn thương thực thể ở tổ chức não do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là các bệnh của não (u não, viêm não, tai biến mạch máu não,…) nhưng phần nhiều là các bệnh ngoài não (nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc, chấn thương sọ não, các bệnh tim mạch các bệnh gan, thận, nội tiết…). 

    Sự đa dạng về mức độ tiến triển của các triệu chứng lâm sàng của chứng bệnh phụ thuộc không chỉ vào vị trí, mức độ tổn thương của não nặng hay nhẹ, lan toả hay khu trú, mà còn cả vào trạng thái tinh thần, sức đề kháng của cơ thể, các yếu tố tác động của môi trường xung quanh đến từng cá thể trước khi bị bệnh.

    Bệnh cảnh lâm sàng của các trạng thái rối loạn tâm thần trong tổn thương thực thể não phụ thuộc không chỉ vào sự tiến triển của bệnh chính, vào mức độ phá huỷ của tổ chức thần kinh não bộ mà còn vào nhiều yếu tố tác động tâm lý, môi trường khác nữa. Sức đề kháng của cơ thể yếu, môi trường tâm lý không thuận lợi, nhân cách của người bệnh không bền vững, suy đồi, yếu ớt... Đều là các nhân tố thúc đẩy quá trình bệnh lý, làm cho các triệu chứng lâm sàng chủ yếu có thể bị che lấp hoặc bị cường điệu quá mức. 

    LINH SAN(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]bWlPDbQ8E3[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghi-minh-la-em-be-benh-nhan-25-tuoi-doi-bu-me-trom-sua-a98091.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.