+Aa-
    Zalo

    Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử của ngày Cá tháng tư 1/4

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Có người coi nó như là một ngày lễ đánh dấu thời khắc chuyển mùa, trong khi một số khác lại tin rằng nó bắt nguồn từ việc áp dụng loại lịch mới.

    Ngày Cá tháng tư 1/4 là một trong những ngày vui nhôn nhất trong năm. Hiện vẫn chưa xác định chắc chắn về nguồn gốc của ngày này bởi có nhiều giả thuyết. Có người coi nó như là một ngày lễ đánh dấu thời khắc chuyển mùa, trong khi một số khác lại tin rằng nó bắt nguồn từ việc áp dụng loại lịch mới.

    Đánh dấu giai đoạn chuyển mùa đầu năm

    Trong các nền văn hóa cổ đại như La Mã và Hindu, người ta cử hành ngày đầu năm mới vào khoảng thời gian ngày 1/4, ngay sau ngày xuân phân (20-21/3). Vào thời trung cổ, phần lớn các nước châu Âu tổ chức ngày lễ Truyền Tin vào ngày 25/3 và coi đó là ngày khởi đầu năm mới.

    Đức Giáo hoàng Gregory XIII.

    Năm 1582, Đức Giáo hoàng Gregory XIII đã cho phát hành và áp dụng một loại lịch mới (Lịch Gregorian hay còn gọi là Dương lịch) thay thế Lịch Julian cũ từ thời La Mã. Loại lịch mới coi ngày 1/1 là ngày đầu năm mới. Vào năm đó, Pháp là nước đã thông qua và áp dụng lịch cải tiến mới đầu tiên. Họ đã chuyển ngày đầu năm mới sang ngày 1/1. Nhưng có một số người từ chối không chấp nhận ngày đầu năm mới này và vẫn tiếp tục tổ chức ngày đầu năm vào 1/4. Những người cách tân coi những người truyền thống này là “những kẻ dở hơi để tâm vào việc vụ vặt” và bắt đầu trêu ghẹo bằng cách lừa họ tin vào những lời nói dối. Thế rồi điều này dần trở thành phong tục và lan rộng khắp Châu Âu (tiếng anh April Fools' Day – tức là ngày của những kẻ dở hơi - BTV).

    Tuy nhiên, điều này cũng chưa phải là chính xác vì nhiều nước Châu Âu khác lúc đó cũng chưa áp dụng Dương lịch ví dụ như Anh (đến 1752 mới dùng Dương lịch), Nga (đến tận 1918 mới dùng). Cho nên nó vẫn chưa thể giải thích được sự lây lan của ngày Cá Tháng Tư ở Châu Âu. Hơn nữa người ta cũng không có bằng chứng lịch sử trực tiếp cho lời giải thích này, chỉ là những phỏng đoán mưới được đưa ra gần đây.

    Constantine và Kugel

    Truyền thuyết liên quan quan đến vua Constantine và tên hề Kugel.

    Một lời giải thích khác về nguồn gốc của Ngày Cá Tháng Tư do giáo sư lịch sử Joseph Boskin của Đại học Bostin đưa ra. Ông cho rằng ngày này có nguồn gốc từ thời Constantine, khi có một nhóm những người ăn chơi và ngu ngốc nói với hoàng đế La Mã rằng họ có thể điều hành đế chế còn tốt hơn cả ông. Cảm thấy tức cười, Constantine đã cho phép một tên hề tên là Kugel được làm vua trong 1 ngày. Kugel đã thông qua một sắc lệnh cho phép những điều vô lý ngớ ngẩn được thực hiện trong ngày hôm đó và rồi nó trở thành một phong tục, một sự kiện hàng năm.

    Giáo sư Boskin giải thích: "Bằng cách nào đó, ngày này đã trở nên rất quan trọng, ngày mà những người khôn ngoan bị coi thành ngu ngốc hết cả, những người thích đùa đã biến mọi thứ thành trò hài hước.”

    Lời giải thích này có trong một bài viết đăng trên Associated Press và được nhiều tờ báo khác đăng lại vào năm 1983. Chỉ có điều đây chỉ là một cái bẫy và Boskin đã “thổi” toàn bộ. Phải mất vài tuần các cơ quan báo chí mới nhận ra rằng họ trở thành nạn nhân của một trò đùa trong ngày Cá Tháng Tư.

    Xúc động xuân tâm

    Cần lưu ý rằng có nhiều nền văn hoá khác nhau đều có những ngày lễ kiểu như Cá Tháng Tư vào khoảng thời gian đầu tháng 4 trong một hoặc thậm chí cả tuần. Người La Mã có một lễ hội có tên là Hilaria vào ngày 25 tháng 3, kỉ niệm sự phục sinh của thần Attis. Lịch Hindu có ngày Holi và lịch Do Thái có ngày Purim. Có lẽ đó là khoảng thời gian đặc biệt trong năm, đánh dấu chuyển mùa từ Đông sang Xuân, nên mới có những ngày lễ đáng nhớ như vậy.

    Kỉ niệm ngày Cá Tháng Tư trên thế giới

    Chơi khăm ngày 1/4.

    Ngày Cá Tháng Tư diễn ra ở tất cả các nước phương Tây. Vào ngày đó, mọi người cố gắng khiến mọi người làm một việc gì đó ngu ngốc bằng cách lừa họ tin vào một việc không thực, chơi khăm hay nói dối khiến họ tuân theo những điều vô lý.


    Tên gọi ngày Cá Tháng Tư của người Việt Nam có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Người Pháp gọi ngày 1/4 là Poisson d'Avril. Vào ngày đó, trẻ em ở Pháp hay gắn một bức tranh vẽ một con cá ở sau lưng bạn học khiến người bạn đó phát khóc khi biết mình trở thành đối tượng bị đùa nghịch.

    Theo Infoplease

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-goc-va-y-nghia-lich-su-cua-ngay-ca-thang-tu-14-a186005.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan