+Aa-
    Zalo

    Nhiều "ông lớn" ở Bình Thuận nợ hàng trăm tỷ đồng tiền sử dụng đất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo Cục thuế Bình Thuận, tính đến cuối tháng 10/2020, số tiền nợ thuế là 1.025 tỷ đồng, trong đó có một số nhà đầu tư lớn nợ hàng trăm tỷ đồng tiền sử dụng đất như.

    Theo Cục thuế Bình Thuận, tính đến cuối tháng 10/2020, số tiền nợ thuế là 1.025 tỷ đồng, trong đó có một số nhà đầu tư lớn nợ hàng trăm tỷ đồng tiền sử dụng đất như: Công ty đầu tư Sài Gòn, Công ty Trường Phúc Hải, Công ty công trình giao thông 677, Thép Trung Nguyên,..

    Mới đây, Cục thuế Bình Thuận cho biết, kết thúc năm 2020 ước thu thuế trên địa bàn khoảng 10.050 tỷ đồng, tỷ lệ đạt gần 94% dự toán năm, với số giảm tuyệt đối là 700 tỷ đồng, chủ yếu là giảm thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu.

    Trừ thu từ dầu và xuất nhập khẩu thì ngành thuế tỉnh hoàn thành chỉ tiêu năm. Tuy nhiên, xét về cơ cấu nguồn thu thì không đảm bảo. Đạ dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh, nhất là các hoạt động ngành du lịch, giao thông vận tải, nên số thu ngoài quốc doanh trên địa bàn Bình Thuận cũng sụt giảm rất sâu.

    Ngành thuế Bình Thuận đã tập trung khai thác những nguồn có khả năng thu để bù đắp những nguồn thiếu hụt như: thu từ xổ số kiến thiết, nguồn thu tiền sử dụng đất, thuê đất và nguồn thu từ doanh nghiệp đầu tư có vốn nước ngoài.

    Tính đến cuối tháng 10/2020, số tiền nợ thuế là 1.025 tỷ đồng. Nhiều nhà đầu tư lớn nợ tiền sử dụng đất lên tới hàng trăm tỷ như: Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư Sài Gòn (172 tỷ), Công ty Trường Phúc Hải (128 tỷ), Công ty công trình giao thông 677 (34,5 tỷ), Thép Trung Nguyên (hơn 23 tỷ)…

    Theo bà Trần Thị Diệu Hoàng – Cục trưởng Cục thuế Bình Thuận cho biết thêm, các đơn vị nợ thuế trên 90 ngày phải tiến hành cưỡng chế và cơ quan thuế cũng đã nhiều lần thực hiện các bước cưỡng chế nợ thuế theo quy định:

    “Đối với các bước cưỡng chế hoá đơn không được sử dụng nữa. Nếu các doanh nghiệp cố gắng nộp số nợ một ít thì có thể mở cho một số hoá đơn để duy trì và hỗ trợ trong tiêu thụ hàng hoá. Hiện nay ngành thuế cũng hỗ trợ các bước xử lý trong trường hợp những đơn vị nợ mà thật sự khó khăn theo đúng quy định của Tổng Cục thuế”, bà Hoàng thông tin.

    Công ty Trường Phúc Hải được biết đến là chủ đầu tư Dự án Hamubay Phan Thiết 123 ha được tỉnh Bình Thuận quy hoạch thực hiện dự án lấn biển bố trí lại khu dân cư và chỉnh đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết. Dự án này từng vướng những lùm xùm liên quan đến việc những quyết định giao đất "thần tốc" gây xôn xao dư luận mấy ăn trước đó.

    Ngày 31/3/2020 sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận có Kết luận thanh tra số 867 việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, phòng chống rửa tiền đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó có dự án Hamubay Phan Thiết.

    Kết luận của sở Xây dựng nêu rõ, Công ty Trường Phúc Hải đã ký kết hợp đồng kinh tế hợp tác phát triển dự án với Công ty CP tư vấn đầu tư Đất Biển Vàng để thực hiện các công việc liên quan đến bán sản phẩm của dự án. Tuy nhiên Công ty CP tư vấn đầu tư Đất Biển Vàng chưa thực hiện đầy đủ quy định Luật kinh doanh bất động sản năm 2014.

    “Trong quá trình thực hiện dự án Công ty Trường Phúc Hải và đơn vị kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, kinh doanh bất động sản”, kết luận nêu rõ.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-ong-lon-o-binh-thuan-no-hang-tram-ty-dong-tien-su-dung-dat-a349472.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.