+Aa-
    Zalo

    Những con số thể hiện chi tiêu của người Việt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Quần áo, các dịch vụ giải trí là hai nhu cầu bị cắt giảm nhiều nhất, sau đó đến điện và ga, điện thoại "xịn", mua đồ công nghệ mới.

    (ĐSPL) - Quần áo, các dịch vụ giải trí là hai nhu cầu bị cắt giảm nhiều nhất, sau đó đến điện và ga, điện thoại "xịn", mua đồ công nghệ mới.

    Theo những con số mới nhất được công bố từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, 85 trên 100 người Việt đang thay đổi thói quen tiêu dùng của mình. Trong năm 2014, người Việt sử dụng phần lớn thu nhập của mình cho các chi phí duy trì cuộc sống cơ bản cá nhân thay vì chi tiêu cho các hạng mục khác.

    Cụ thể, 62-63\% dân số cắt giảm chi tiêu cho việc sắm sửa quần áo cũng như cácdịch vụ giải trí bên ngoài. Đây là 2 nhóm nhu cầu bị cắt giảm nhiều nhất, bên cạnh việc người dân cũng cố gắng sử dụng ít điện và gas hơn. Ngoài ra, chi phí sử dụng điện thoại, mua mới đồ công nghệ hay ăn uống bên ngoài cũng được hơn 40\% dân số cắt giảm.

    Bên cạnh đó, khoảng 20\% dân số cũng chi ra ít tiền hơn cho các nhu yếu phẩm hàng ngày, 22\% người Việt bỏ hút thuốc để tiết kiệm tiền. 21\% tìm đến các nhãn hàng thực phẩm có giá rẻ hơn, 16\% sẵn sàng uống những loại rượu giá mềm hơn. Đó là những con số cho thấy chúng ta đang trong thời kỳ mà khẩu hiệu "tiết kiệm là quốc sách" lên ngôi. 

    Xu hướng tiêu dùng của người Việt đang dần thay đổi. (Ảnh: Zing).

    So với các quốc gia lân cận, Việt Nam đang trong top các quốc gia tiết kiệm nhất. Các quốc gia láng giềng có nền kinh tế mạnh như HongKong hay Singapore… vẫn có xu hướng chi tiêu thoải mái khi chỉ 50\% dân số quan tâm tới vấn đề tiết kiệm cho chi phí sinh hoạt cá nhân.

    Các quốc gia trong khối ASEAN như Myanmar, Philippines hay Indonesia đều có tỷ lệ 80\%, nhỉnh hơn một chút so với Việt Nam.

    Điểm đáng chú ý trong báo cáo trên là việc những người thuộc tầng lớp trung lưu đa số có xu hướng tiêu nhiều tiền hơn trước, kể cả trong chi phí bắt buộc lẫn chi phí dành cho mua sắm hay du lịch.

    Tuy vậy, khảo sát cũng chỉ ra rằng, người Việt đang trở nên "thông minh" hơn khi mua sắm. 83\% số người trước khi chi tiền mua sắm đều làm phép so sánh giữa các mặt hàng. 81\% tự tin nắm rõ giá cả và 55\% luôn kiểm tra giá thành cẩn thận. 

    Bên cạnh giá cả, chất lượng mặt hàng cũng là yếu tố được người tiêu dùng quan tâm khi 73\% số người được hỏi thừa nhận có thể chi nhiều tiền hơn với điều kiện chất lượng mặt hàng thực sự tốt hơn.

    Một điểm thú vị nữa, chính là việc đại bộ phận dân số có xu hướng gia tăng tiêu dùng cho trẻ em. 6.338 cửa hàng dành cho trẻ em hay 56\% tăng trưởng trong nhóm hàng dinh dưỡng dành cho các bé là các bằng chứng hùng hồn nhất cho nhận định trên. 

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-con-so-the-hien-chi-tieu-cua-nguoi-viet-a80637.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giá cả tháng 10 sẽ tăng nhẹ

    Giá cả tháng 10 sẽ tăng nhẹ

    Thời tiết chuyển mùa, nhu cầu một số hàng hóa như đồ may mặc, thiết bị và đồ dùng trong nhà có khả năng tăng, mùa mưa bão tiếp diễn... có thể gây sức ép lên mặt bằng giá.

    Giá cà phê tăng mạnh

    Giá cà phê tăng mạnh

    (ĐSPL) - Theo dự báo giá cà phê trong nước sẽ ổn định trong năm 2014, giữ mức 35.000 - 37.000 đồng/kg. Giá thế giới dao động trong khoảng 1.800USD/tấn.