+Aa-
    Zalo

    Những điều cha mẹ cần lưu ý khi có con chuẩn bị vào lớp 1

    (ĐS&PL) - Trẻ bước vào lớp 1, không nhiều thì ít, đều gặp những hụt hẫng và khó khăn nhất định, phần nhiều do sự khác biệt về môi trường và yêu cầu học tập. Hiểu được điều này, phụ huynh có thể giúp con thích nghi nhanh và tìm được niềm vui khi đến trường cũng như có kết quả học tập tốt.

    Trang bị cho con cảm xúc, kỹ năng sống 

    Chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 là bước ngoặt trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Thay vì tha hồ chạy nhảy, vui chơi, các em sẽ phải đi vào nề nếp với lớp học trật tự, nghiêm túc. Điều này có thể khiến bé cảm thấy sợ hãi đến trường và mệt mỏi với việc học. 

    Nếu lúc này, phụ huynh biết cách động viên, tạo được cho con tâm lý hứng thú, hào hứng thì con sẽ có suy nghĩ rằng lớp 1 rất thú vị và sẽ có nhìn nhận tốt về việc đi học. Ngược lại, nếu con không được chuẩn bị sẽ rất dễ bị sốc.

    nhung dieu cha me can luu y khi co con chuan bi vao lop 11
    Phụ huynh biết cách động viên, tạo được cho con tâm lý hứng thú, hào hứng thì con sẽ có suy nghĩ rằng lớp 1 rất thú vị. Ảnh minh họa

    Theo đó  cha mẹ không nên dọa, hoặc kể về việc học lớp 1 với những điều nặng nề, trách nhiệm sẽ khiến con sợ hãi. Không nên nói với con những câu như: "Bài tập về nhà nhiều nên ngày nào con cũng không thể chơi được", "con phải ngồi suốt trong lớp"... điều này làm trẻ có cảm giác chán ghét việc đến trường.

    Để tạo tâm lý thoải mái, cha mẹ có thế cho con làm quen dần với mô hình lớp 1 từ trước như đưa con tham quan trường tiểu học, đóng vai để con hiểu về cách tương tác của giáo viên tiểu học, kể cho con nghe về những việc con sẽ làm khi vào bậc học này như sẽ dậy sớm hơn, cô giáo có thể sẽ giao bài tập, giờ chơi của con sẽ ít lại… 

    Chúng ta nên mô tả một cách khách quan những vấn đề con có thể gặp phải, cuộc sống ở trường để giúp con chuẩn bị tâm lý. Nhưng bên cạnh đó cũng nhấn mạnh những điều thú vị, để con hiểu rằng tiểu học là điểm khởi đầu cho những ước mơ của con.

    Chuẩn bị về nhận thức, tư duy và khả năng vận động

    nhung dieu cha me can luu y khi co con chuan bi vao lop 12
    Ở giai đoạn tiền tiểu học, bố mẹ nên cho bé tiếp xúc với những kiến thức nền tảng; giúp con dễ tiếp cận với các hoạt động học tập ở tiểu học. Ảnh minh họa.

    Ở giai đoạn tiền tiểu học, bố mẹ nên cho bé tiếp xúc với những kiến thức nền tảng; giúp con dễ tiếp cận với các hoạt động học tập ở tiểu học. Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, kiến thức về khoa học là những bộ môn mà bé nên được làm quen sớm với những bài học đơn giản nhất. Chẳng hạn bạn giúp bé nhận viết và gọi tên các hình khối trong toán học; ghép tranh ghép hình, gọi tên các ngày trong tuần, sắp sếp đồ vật theo nhóm quy tắc 3-4 đối tượng…

    Bên cạnh đó, bố mẹ có thể giúp bé nhận thức và tư duy. Từ việc nhận biết các bữa ăn trong ngày; chọn trang phục phù hợp với thời tiết đến nhận biết công dụng của các vật dụng trong gia đình và đồ dùng học tập mà con sẽ thường xuyên sử dụng khi vào lớp 1, so sánh sự giống và khác nhau của đồ dùng…

    Những hoạt động nhận thức này sẽ kích thích bé phát triển tư duy; thông minh hơn khi bước vào tiểu học. Trẻ cũng cần được phát triển về tư duy ngôn ngữ, tư khoa logic với Toán và Khoa học để sẵn sàng cho các chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học.

    Vận động là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng; bé nên được phát triển toàn diện về vận động gồm vận động thô và vận động tinh. Một số gợi ý về các bài tập vận động thô giai đoạn tiền tiểu học cho bé gồm nhảy lò cò, bật nhảy liên tục; vận động toàn thân… Bài tập vận động tinh gồm tô vẽ hình, ghép hình, gấp giấy, lắp ráp, tô theo nét lượn…

    Khả năng tự chăm sóc

    Khả năng tự chăm sóc rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, vì nó là nền tảng cho cuộc sống tự lập sau này. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng hết sức để con tự làm mọi việc một cách độc lập, dù là trong học tập hay cuộc sống. Ví dụ, để trẻ chuẩn bị quần áo sẽ mặc vào ngày hôm sau trước khi đi ngủ, sắp xếp cặp sách,… Khi trẻ cần sự giúp đỡ thì cha mẹ nên hỗ trợ chứ không hoàn thành những công việc này thay con.

    Đặc biệt khi sắp xếp cặp sách, một số phụ huynh lo lắng nên tự mình làm, dẫn đến việc trẻ có thể đổ trách nhiệm quên mang bài tập về nhà cho cha mẹ. 

    Điều chỉnh lối sống

    Duy trì một lịch trình làm việc và nghỉ ngơi tốt, đi ngủ sớm và dậy sớm, đọc sách vào ban đêm và đừng bỏ ăn sáng. Nếu thời khóa biểu của trẻ không đều đặn, trẻ có thể vội vã đến trường sau khi ăn được vài miếng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập và sức khỏe của trẻ. Một số trẻ có thể bơ phờ, ngủ gật trong buổi học đầu tiên hay bụng cồn cào trước giờ học, làm sao có tâm trạng học tập tốt được?

    Trong một hoặc hai tuần đầu tiên sau khi khai giảng, phụ huynh nên đón con đúng giờ, tốt nhất nên đến địa điểm đón đã thỏa thuận trước với trẻ vì trẻ có thể chưa quen. Ra ngoài nhưng không tìm được bố mẹ, các em sẽ cảm thấy khó chịu, lo lắng.

    nhung dieu cha me can luu y khi co con chuan bi vao lop 13
    Tập trung rèn thói quen trong một tháng ở lớp một còn hiệu quả hơn là một năm ở lớp năm và lớp sáu. Ảnh minh họa.

    Xây dựng thói quen học tập

    Cha mẹ cần giám sát và đồng hành khi con mới nhập học để giúp trẻ hình thành thói quen tốt.

    Tập trung rèn thói quen trong một tháng ở lớp một còn hiệu quả hơn là một năm ở lớp năm và lớp sáu. Trẻ phát triển những thói quen tốt, chúng sẽ tự học mà không cần sự quản lý của cha mẹ. Ngược lại, cha mẹ phải thúc giục trẻ học tập mỗi ngày, điều này sẽ khiến phụ huynh mệt mỏi và trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, từ đó dẫn tới việc chán học, học vì nghĩa vụ.

     Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dieu-cha-me-can-luu-y-khi-co-con-chuan-bi-vao-lop-1-a588692.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan