+Aa-
    Zalo

    Parkson Keangnam đóng cửa: Chủ quầy hàng có thể khởi kiện

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Chủ kinh doanh tại TTTM Parkson Landmark 72 có quyền khởi kiện ra tòa án về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của đối tác.

    (ĐSPL)- Chủ kinh doanh tại TTTM Parkson Landmark 72 có quyền làm việc với đại diện đứng ra cho thuê mặt bằng để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hoặc có thể khởi kiện ra tòa án về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của đối tác. 

    Như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, chiều ngày 2/1/2015, tại Trung tâm Thương mại (TTTM) Parkson Landmark 72, đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm (Hà Nội) thông báo các gian hàng tại TTTM  ParksonLandmark 72 ngừng hoạt động. Các gian hàng bị ép đóng cửa, thu dọn đồ ngay sau đó, dù thời hạn hợp đồng thuê mặt bằng vẫn còn hiệu lực. Việc làm trên của Parkson khiến nhiều chủ quầy hàng và nhân viên bán hàng tại đây rất hoang mang và bức xúc trước sự việc trên.

    Gian hàng BBQ Chicken vẫn còn hạn hợp đồng nhưng bị yêu cầu đóng cửa, dọn đồ mà không được thông báo trước

    Tuy vậy, theo các chủ cửa hàng ở Parkson Keangnam cho hay, các cửa hàng đang hoạt động ổn định, bỗng dưng bị yêu cầu đóng cửa mà không hề của một lời giải thích thỏa đáng nào từ đại diện Parkson Keangnam hay từ các nhà đầu tư thứ cấp - đơn vị đứng ra kí kết hợp đồng cho thuê mặt bằng với các tiểu thương. 

    Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư Hà Nội

    Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật về sự việc trên, Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết: Qua trình bày và nghiên cứu một số hồ sơ cung cấp cho thấy, các chủ quầy hàng tại TTTM Parkson Landmark 72 cần được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

    Trong đơn trình bày, các chủ quầy hàng cho hay, Công ty Parkson Hà Nội thuê lại mặt bằng của Ban quản lý nhà tòa nhà Keangnam Landmark Tower để mở TTTM Parkson Keangnam Landmark. Từ đó Công ty Parkson Hà Nội cho các công ty thứ cấp thuê lại mặt bằng trong đó có Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia đình tại Hà Nội (FFJS). Rồi sau đó các nhà đầu tư thứ cấp như công ty FFJS sẽ cho các chủ quầy hàng thuê lại.

    Theo nhận định của luật sư Tùng, công ty Parkson Hà Nội thông báo chấm dứt hợp đồng với các chủ quầy hàng kinh doanh là hoàn toàn bất ngờ, không báo trước với lý do doanh thu chưa đạt với kế hoạch đề ra là thiếu sức thuyết phục.

    Video tham khảo:

    Parkson Keangnam Landmark đột ngột đóng cửa

    Ví dụ như hợp đồng số FFJS/BBQ Chicken/2013/HN/L72/TC023 giữa Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia đình tại Hà Nội (FFJS) và bà Phùng Khánh Vân về việc thuê mặt bằng bán hàng trong TTTM Parkson Landmark 72 có thời hạn từ ngày 16/7/2013 đến 16/7/2015. Hợp đồng đã thực hiện được một năm; mọi hoạt động của bên thuê được thực hiện theo đúng cam kết ghi trong hợp đồng.

    Tại hợp đồng này, FFJS và bà Phùng Khánh Vân đã khẳng định hợp đồng có hiệu lực trong suốt thời hạn thuê. Điều 8, khoản 8.6 quy định: Trong quá trình kinh doanh, hai bên đồng ý kết thúc hợp đồng kinh doanh trước thời hạn, bên thuê phải thông báo trước ít nhất 60 ngày bằng văn bản và thanh toán toàn bộ khoản nợ có liên quan cho FFJS. Nếu bên thuê vi phạm, bên thuê sẽ chịu mất khoản tiền đặt cọc bảo đảm.

    Do vậy căn cứ vào hợp đồng và những gì mà chủ hộ kinh doanh trình bày và quy định của pháp luật thì bên thuê là bà Phùng Khánh Vân không vi phạm nội dung gì quy định trong Điều 8 của hợp đồng để công ty FFJS có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

    Vì vậy trong trường hợp này để bảo vệ quyền, lợi ích của mình thì bà Phùng Khánh Vân có quyền làm việc với đại diện FFJS để làm rõ trách nhiệm của các bên. Qua đó có thể tiến hành thỏa thuận việc khắc phục hậu quả hoặc khởi kiện ra tòa án đối công ty FFJS đã đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh và yêu cầu FFJS phải bồi thường thiệt hại cho bà.

    Công ty FFJS nếu muốn đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh theo đúng quy định pháp luật thì FFJS phải có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của người thuê mặt bằng là bà Phùng Khánh Vân và có thông báo trước cho bên thuê là bà Phùng Khánh Vân theo quy đinh trong Điều 8 của hợp đồng là trước 60 ngày.

    Ngoài ra, bên thuê có trách nhiệm chứng minh những thiệt hại do phía Công ty FFJS đã gây ra do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.

    Trao đổi với phóng viên, được biết cho đến thời điểm hiện nay các chủ gian hàng vẫn rất bức xúc khi họ vẫn không có lời giải thích hay buổi làm việc nào với khách hàng từ phía Ban quản lý nhà tòa nhà Keangnam Landmark Tower; công ty Parkson Hà Nội hay Công ty FFJS.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/parkson-keangnam-dong-cua-chu-quay-hang-co-the-khoi-kien-a77777.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khai trương ẩm thực “Chậm” tại Parkson - Keangnam

    Khai trương ẩm thực “Chậm” tại Parkson - Keangnam

    (Sức khỏe Online) - Trưa 4/12, gian hàng ẩm thực “Chậm” thứ hai của hệ thống nhà hàng Sỹ Phú đã chính thức được khai trương tại tầng B1 TTTM Parkson - Keangnam với nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt…