+Aa-
    Zalo

    Sự ngạc nhiên giúp trẻ học hỏi tốt hơn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Những nghiên cứu gần đây cho thấy: Gặp phải các tình huống hay đối tượng bất ngờ có thể giúp trẻ học hỏi nhanh hơn.

    (ĐSPL) - Những nghiên cứu gần đây cho thấy: Gặp phải các tình huống hay đối tượng bất ngờ có thể giúp trẻ học hỏi nhanh hơn.

    ngac-nhien-giup-tre-hoc-tot-hon

    Trẻ ngạc nhiên sẽ học hỏi nhanh hơn. 

    Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins: “Trẻ sơ sinh được trang bị một số kiến thức về thế giới tự nhiên và thời điểm để trẻ học hỏi tốt nhất là khi những kiến thức này được xây dựng trên những cảm xúc trái ngược".

    Aimee Stahl – tiến sĩ nghiên cứu về não bộ và khoa học tâm lí cho biết: “Những hành vi của trẻ không đơn thuần chỉ là phản xạ mà phản ánh những nỗ lực tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh của thế giới mà không phù hợp với suy đoán của trẻ”.

    Bà cho biết thêm: “Trẻ em không chỉ được trang bị những kiến thức cốt lõi về những khía cạnh cơ bản của thế giới mà ngay từ đầu, chúng đã có những hiểu biết ban đầu để phục vụ cho việc học hỏi”.

    Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt cuộc thử nghiệm đối với trẻ 11 tháng tuổi. Khi điều gì đó  làm trẻ ngạc nhiên, ví như một đối tượng có hành động không theo liên tưởng của trẻ. Khi đó trẻ sẽ bị đối tượng này thu hút, và trẻ học được cách “dự đoán” đối với những hành động hoặc đối tượng tương tự.

    Các nhà nghiên cứu giải thích rằng: “Ví dụ, trong một thí nghiệm với một quả bóng thả tự do xuống đường. Nhiều khi quả bóng sẽ bị chặn lại bởi một bức tường, nhưng có lúc nó vượt qua được bức tường đó. Khi thấy quả bóng bay qua bức tường, trẻ sẽ vô cùng thích thú, giành tầm quan sát của mình để “khám phá” bóng. Nếu được đưa quả bóng vào lần sau, trẻ biết cách để đập bóng vào tường”.

    Theo Lisa Feigenson, giáo sư nghiên cứu về não bộ và khoa học tâm lí ở Hopkins: “Đối với trẻ, bị bất ngờ như một cơ hội tốt để tìm ra điều gì đó thuộc về thế giới của mình. Thế giới là một nơi vô cùng phức tạp dầy kích thích và năng động. Làm thế nào để trẻ có thể tập trung, tìm hiểu hoặc là bỏ qua một vấn đề nào đó? Nghiên cứu cho thấy, trẻ dùng những gì chúng biết về thế giới để hình thành các dự đoán. Khi những dự đoán này bị chứng minh là sai, trẻ có thêm một bài học cho lần dự đoán sau”.

    Nghiên cứu này đã được công bố trong tạp chí Science.

    THÙY NGUYỄN (Theo Health News)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-ngac-nhien-giup-tre-hoc-hoi-tot-hon-a89954.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan