+Aa-
    Zalo

    Sự phát triển của thai nhi tuần 21 mẹ bầu nên biết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thai nhi 21 tuần là giai đoạn phát triển rất quan trọng trong thai kỳ. Ở thời điểm này thì môi, mắt và khuôn mặt... của bé đã trở nên rõ ràng hơn.

    Thai nhi 21 tuần là giai đoạn phát triển rất quan trọng trong thai kỳ. Ở thời điểm này thì môi, mắt và khuôn mặt... của bé đã trở nên rõ ràng hơn. Điều tuyệt vời nhất là vào thời điểm thai nhi 21 tuần là bé đã có thể lắng nghe được tiếng nói của mẹ và những hoạt động của bé trong bụng mẹ cũng trở nên “sống động” hơn nên mẹ bầu cũng nên để ý hơn một chút vào thời điểm quan trọng này nhé. 

    Sự phát triển của thai nhi tuần 21

    Thai nhi tuần 21 đã có kích thước khoảng 28cm và nặng khoảng 450g. Kích cỡ của thai nhi như một quả lựu nhưng đã bắt đầu có hình dáng của một trẻ sơ sinh. 

    Các bộ phận và đường nét trên khuôn mặt như môi, mí mắt và lông mày đã trở nên rõ nét hơn và bắt đầu hình thành chồi răng bên dưới lợi.

    Vào giai đoạn này, tuy mắt của thai nhi vẫn chưa mở nhưng vẫn có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối, cũng như đã có phản ứng rõ ràng với ánh sáng. Nhịp tim cũng đã đập những nhịp đều đặn hơn và ác đường dây thần kinh đã phát triển mở rộng. Ở trong bụng của thai nhi, tuyến tụy đang phát triển tạo ra một số nội tiết tố quan trọng cho cơ thể thai nhi.

    Ở tuần này, mùi vị của dịch ối sẽ thay đổi theo thực phẩm mà mẹ bầu ăn. Do đó, mẹ ăn gì thì thai nhi cũng sẽ ăn thứ đó thông qua nước ối trong bụng mẹ. 

    Hệ thống tiêu hóa của thai nhi 21 tuần vẫn đang dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống ở bên ngoài, chính vì thế mà lượng phân su cũng sẽ tăng lên đáng kể trong tuần này. 

    Để bảo vệ và giúp thai nhi dễ dàng di chuyển trong môi trường nước ối thì toàn bộ cơ thể của thai nhi được bao bọc bởi một chất trắng giống như mỡ hay còn được gọi là gây. Hầu hết các bé sơ sinh khi sinh ra vẫn còn lưu giữ lớp gây này ở trên người.

    Trong giai đoạn thai nhi 21 tuần thì các hoạt động của bé trong bụng mẹ đã trở nên “sống động” hơn với những cú đá, cú huých mạnh mẽ hơn. Đây là thời kỳ mà thai nhi sẽ tích cực di chuyển trong nước ối. 

    Ngoài ra, trong giai đoạn này thì thai nhi cũng có thể nghe được mọi âm thanh nhờ phần xương tai bên trong đã phát triển hoàn thiện hơn. 

    Cảm xúc của mẹ bầu trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng vì thai nhi có thể cảm nhận và phân biệt được những niềm vui hay nỗi buồn, tức giận... của mẹ.

    Những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn thai nhi 21 tuần

    Theo các bác sĩ phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi, khi thai nhi 21 tuần, bụng của mẹ sẽ lớn hơn trông thấy. Mẹ sẽ cảm thấy thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu là do hormone thai kỳ gây ra. Bên cạnh đó thì mẹ bầu sẽ thấy dịch âm đạo của mình ra nhiều hơn, dịch có màu trắng trong, hơi dính và không mùi.

    Mẹ bầu sẽ có cảm giác được gắn kết với bé yêu của mình ngày càng rõ rệt hơn nhờ vào những chuyển động của con trong bụng. Điều quan trọng nhất lúc này là mẹ bầu cần thăm khám trong giai đoạn này để đảm bảo thai nhi đang phát triển theo đúng lộ trình.

    Do cân nặng của mẹ bầu cũng tăng lên trong giai đoạn này nên sẽ gây áp lực lên tử cung làm cho lưu lượng máu ngày càng tăng dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Vì thế, ở giai đoạn thai nhi 21 tuần thì mẹ bầu thường thấy chân mình bị phù.

    Cũng trong giai đoạn này, mẹ bầu bắt đầu xuất hiện những vết rạn da có thể là ở vùng bụng, đùi và mông, hông, ngực là do kích cỡ của thai nhi tăng lên. Bên cạnh đó thì da mẹ bầu cũng sẽ tiết nhiều dầu hơn và dễ bị nám sạm hơn.

    Những lưu ý đối với mẹ bầu khi thai nhi 21 tuần tuổi

    Thai nhi 21 tuần là giai đoạn rất quan trọng, mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt vì lúc này thai nhi cần có đủ sắt để tạo hồng cầu. Mẹ có thể uống thêm viên sắt bổ sung hoặc ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: thịt nạc đỏ hay thịt lợn, cá, ngũ cốc và rau có màu xanh đậm, rau chân vịt....

    Mẹ bầu cần lưu ý là không nên uống trà và cà phê vì những đồ uống này sẽ làm hạn chế quá trình hấp thu và tiết axit của dạ dày nên dễ gặp vấn đề ở dạ dày. Thay vào đó, mẹ bầu nên uống nhiều nước và bổ sung thêm các loại hoa quả ít ngọt như cam, nước dừa.... để tránh tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin B cần thiết cho cơ thể.

    Thai nhi 21 tuần, mẹ cũng hãy nhớ khám thai định kỳ trong giai đoạn này để chăm sóc thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

    Khám thai giai đoạn thai nhi 21 tuần

    Khám thai tuần 21-22 là cột mốc khám thai quan trọng để bác sĩ phát hiện thai nhi có bị sứt môi không hoặc phát hiện dị dạng ở các cơ quan khác và đặc biệt là bất thường về tim, hệ xương nếu có nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời. 

    Ở giai đoạn này thì mẹ bầu nên siêu âm thai 4D để theo dõi rõ ràng hơn mức độ phát triển của thai nhi. 

    Khi khám thai trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng cần lưu ý lựa chọn những địa chỉ y tế có chuyên khoa Sản uy tín với đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và giàu kinh nghiệm, dịch vụ y tế chất lượng cao… để được thăm khám, tư vấn kỹ càng và tốt nhất.

    Trên đây là những thông tin về thai nhi 21 tuần. Thông qua những thông tin này hi vọng sẽ giúp các mẹ bầu biết được sự phát triển của thai nhi 21 tuần là như thế nào cũng như những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn này và lên lịch khám thai cụ thể để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Mọi câu hỏi thắc mắc mọi người vui lòng đặt TẠI ĐÂY.

    Trang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-21-me-bau-nen-biet-a305147.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan