+Aa-
    Zalo

    Tại sao cần tránh những hoạt động tắm, rửa tay, giặt giũ khi có sấm sét?

    (ĐS&PL) - Nên tránh ra ngoài mỗi khi nghe tiếng sấm. Tuy nhiên, kể cả lúc ở trong nhà, bạn vẫn phải đối mặt với rủi ro bị sét tấn công nếu bạn làm những việc này:

    Khi có sấm, bạn hãy vào nhà - đó là khẩu hiệu của Cơ quan Dự báo thời tiết Mỹ (NWS). Điều đó thật đơn giản để ghi nhớ. Nhưng bạn có biết rằng đi vào nhà vẫn chưa đủ?

    Thay vào đó, khẩu hiệu này nên dài hơn một chút để nói rõ rằng khi trời có sấm sét, hãy đi vào nhà nhưng đừng làm ướt người hoặc giặt quần áo.

    Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn có khả năng sét đánh vào nhà bạn. Nó có thể truyền qua các đường ống và khiến bạn bị giật điện. Vì thế bạn nên tránh bất cứ việc gì liên quan đến nước và kim loại như là tắm, rửa tay, giặt giũ khi ngoài trời đang có bão.

    Tai nạn như trên có thể xảy ra vì kim loại và nước dẫn điện rất tốt, cho nên nếu nhà bạn bị sét đánh trúng thì dòng điện có thể truyền vào nhà và gây nguy hiểm cho bạn nếu lúc đó bạn đang sử dụng thiết bị điện hoặc tiếp xúc với nước.

    Điện do sét đánh còn có thể truyền qua đường dây dẫn như điện thoại cố định. Ngày nay rủi ro này ít hơn do đa số không còn dùng điện thoại cố định nữa.

    tai sao can tranh nhung hoat dong tam rua tay giat giu khi co sam set
    Ảnh minh họa

    Khi tắm trong nhà, người tắm sẽ không bị sét đánh trực tiếp. Mối quan tâm lớn nhất là nguy cơ sét đánh trực tiếp vào nhà, vì hệ thống ống và kim loại có thể đóng vai trò như một ống dẫn điện. Sét có thể di chuyển ngầm theo đường ống nước, dây điện hoặc dây điện thoại, đặc biệt là nếu sét đánh ở khu vực gần nhà. Rất khó xác định sét có thể đi được bao xa và có thể gây nguy hiểm đến đâu.

    Có những trường hợp ghi nhận sét đi được từ 1.8-3km, nhưng đó là ở bên ngoài ngôi nhà. Với các trường hợp ở trong nhà, rất hiếm gặp trường hợp sét đánh ở vị trí đủ xa để gây hại, mặc dù sét vẫn có thể đi theo đường ống nước và dây điện nằm ở bên ngoài ngôi nhà.

    Việc sét có thể đi được bao xa và gây nguy hiểm hay không còn tuỳ thuộc vào độ mạnh của tia sét, độ ẩm của đất và nhiều yếu tố khác. Nhưng nếu sét đã đi vào nhà qua đường ống nước và nước, và nếu bạn chạm vào nước thì rất có thể bạn cũng bị “sét đánh”

    Ngoài kim loại là ống dẫn, nước cũng có thể mang dòng điện. Điều này có nghĩa nếu bạn đang tắm vòi hoa sen hoặc tắm bồn, điện có thể đi qua các đường ống vào trong nước và gây nguy hiểm. Đó là lý do tại sao không nên đi tắm khi trời có sấm sét.

    tai sao can tranh nhung hoat dong tam rua tay giat giu khi co sam set 3
    Ảnh minh họa

    Trên thực tế, không chỉ ống nước bằng kim loại mới dẫn điện mà tạp chất trong nước máy cũng có khả năng này. Nước tinh khiết không phải là môi trường lý tưởng để truyền điện. Nhưng, nước mà chung ta tiêu thụ, sử dụng hàng ngày không phải nước tinh khiết mà đều có chứa các khoáng chất hoà tan. Chính những khoáng chất này là môi trường lý tưởng để truyền điện. Ống nước bằng đồng hoặc kim loại cũng là môi trường lý tưởng để truyền điện

    Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, mọi người nên tránh xa vòi hoa sen và hệ thống ống nước khi có giông sét. Nếu nghe thấy tiếng sấm, bạn đang ở phạm vi đủ gần để sét chạm tới vị trí của mình, vì sét có thể đánh ở nơi cách xa cơn giông 4,8 - 16 km. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn có thể tắm sau khoảng 30 phút kể từ khi nghe thấy tiếng sấm cuối cùng.

    Theo ông Aaron Treadway, Điều phối viên Chương trình thời tiết khắc nghiệt của NWS, "không thể nói chắc mức độ thương tổn sẽ đến đâu, nhưng nguy hiểm đủ lớn để bạn nên tránh dùng nước; vì thế chúng tôi luôn khuyên mọi người tránh tắm, rửa bát hay những việc tương tự khi trời có sấm sét".

    Ông Treadway cũng cho biết NWS không ghi lại dữ liệu về các trường hợp bị thương nhưng có theo dõi các trường hợp chết người do sét đánh từ năm 2006. Theo số liệu này, trong 17 năm qua, ở Mỹ mới có một người chết trong nhà do bị sét đánh.

    Người này khi đó đang sử dụng điện thoại cố định. Nếu nhà bạn lắp đặt đường ống bằng nhựa, có cột thu lôi thì rủi ro ít hơn, nhưng tốt nhất vẫn nên cẩn thận và tránh tiếp xúc với nước.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-can-tranh-nhung-hoat-dong-tam-rua-tay-giat-giu-khi-co-sam-set-a585637.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan