+Aa-
    Zalo

    Tại sao phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường tiểu đêm nhiều lần?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với nữ giới, tiểu đêm là chứng bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh.

    Với nữ giới, tiểu đêm là chứng bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh. Phải thức dậy vào ban đêm khiến người bệnh không thể ngủ trở lại được, tinh thần mệt mỏi, khó chịu, sức khỏe cũng vì thế mà giảm sút. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mắc những căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ suy thận cao. Vì thế, chị em phụ nữ hãy cố gắng chăm sóc bản thân để phòng ngừa và điều trị chứng bệnh trước khi quá muộn.

    Những dấu hiệu điển hình mãn kinh ở phụ nữ trung niên?

    Theo các tài liệu cổ, tuổi mãn kinh ở Việt Nam trung bình của phụ nữ là 45-50 tuổi. Gần đây, theo tài liệu điều tra dân số ở Việt Nam tuổi mãn kinh trung bình là 48,7 tuổi, xê dịch từ 47-52 tuổi.

    Các triệu chứng báo hiệu thời kỳ mãn kinh bắt đầu không phải ai cũng giống ai. Nhưng đa số phụ nữ sẽ gặp phải các vấn đề gây khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và đời sống như:

    – Bắt đầu xuất hiện các cơn bốc hỏa gây nóng bừng ở mặt và cổ, vã mồ hôi.

    – Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ về đêm, thiếu ngủ, ban ngày cảm thấy mệt mỏi.

    – Tính tình thay đổi, trở nên dễ cáu gắt, không kiểm soát được cơn giận.

    – Hiện tượng khô hạn ở phụ nữ, giảm ham muốn tình dục.

    – Đau nhức xương khớp, loãng xương.

    – Lão hóa da, tóc bạc màu, dễ rụng.

    – Tiểu dắt, tiểu không tự chủ ban ngày hoặc ban đêm, tiểu đêm nhiều lần.

    Cơ chế chứng tiểu đêm ở phụ nữ trung niên khi bước vào thời kì tiền mãn kinh, mãn kinh

    Ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, buồng trứng sẽ sản xuất ít hoặc ngưng sản xuất estrogen, chu kỳ kinh nguyệt không đều, dừng hẳn và người phụ nữ khó có khả năng mang thai. Sự sụt giảm đến tối thiểu nồng độ estrogen là nguyên nhân khiến cho lớp mô âm đạo trở nên kém đàn hồi, niêm mạc niệu đạo mỏng dần.

    Cơ sàn chậu và các nhóm cơ nâng đỡ niệu đạo bàng quang suy yếu khiến cho tình trạng tiểu không kiểm soát hay chứng tiểu són diễn ra. Nếu triệu chứng tiểu són này xuất hiện vào ban đêm sẽ gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần kèm theo chứng đau mỏi ngang thắt lưng.

    Ngoài ra, chứng tiểu són xảy ra phổ biến ở phụ nữ trung niên còn do sự yếu đi của bàng quang cùng với sự lão hóa theo tuổi tác. Đồng thời, quá trình sinh nở của người phụ nữ cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng tạo ra áp lực ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của bàng quang.

    Nếu kéo dài tình trạng này, chị em không những ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn có nguy cơ gây rối loạn tiền đình, loãng xương, tim mạch, tiểu đường, suy giảm chức năng bàng quang, đa niệu về đêm…

    Vậy làm cách nào để bớt chứng tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh?

    Chế độ dinh dưỡng

    – Tăng cường rau xanh, chất xơ, không  ăn quá nhiều thịt, muối.

    – Để hạn chế uống nước, không nên ăn mặn (ăn mặn còn là một yếu tố nguy cơ tăng huyết áp).

    – Hạn chế uống nước nhiều, không ăn nhiều canh, không uống bia rượu, trà, cà phê vào buổi tối trước khi đi ngủ.

    – Không nên ăn nhiều loại quả có chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam… vào buổi tối.

    Sinh hoạt

    – Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, không nên nhịn tiểu.

    – Không nên đi ngủ với không khí phòng ngủ lạnh quá (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp hoặc quạt xoáy vào người), vì lạnh sẽ gây co mạch ngoại biên làm tăng máu đi qua thận và nước tiểu cũng được tăng nhanh hơn sẽ gây buồn tiểu.Tập luyện

    – Nên tập thể dục nhẹ nhàng tạo thành thói quen trước khi đi ngủ buổi tối để làm cho giấc ngủ được kéo dài hơn, ngủ sâu hơn nhằm làm quên đi việc phải đi tiểu đêm như: Đi bộ, ngồi thiền, tập yoga,…

    Tinh thần

    – Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng và stress…

    Giải pháp đối phó với chứng tiểu đêm nhiều lần hiệu quả nhất hiện nay

    Khi phát hiện mình mắc chứng tiểu đêm nhiều lần (từ 2 lần/đêm), điều đầu tiên bạn cần làm đó là tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc cũng như chế độ sinh hoạt hợp lý.

    Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp sử dụng cả Tây y và sản phẩm Đông y từ Thảo dược để cho hiệu quả tốt nhất. Có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên giúp điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần như: cây Cẩu Tích, Đỗ Đen, Cây cối xay… Việc điều trị chứng bệnh theo cơ chế Đông y đi từ cái “gốc” là tăng cường chức năng thận, bổ khí huyết chứ không chỉ khu trú ở phần “ngọn” là giảm triệu chứng trước mắt. Nguyên tắc điều trị này tuy không mang lại hiệu quả tức thời sau một vài giờ sử dụng như thuốc Tây y nhưng đảm bảo tác dụng lâu dài và an toàn khi dùng dài ngày.

    Tuy nhiên, để có được kết quả điều trị tốt nhất, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về Dược học để có được phương pháp điều trị tốt nhất.

    Thận Khí Khang giúp khỏe thận, giảm tiểu đêm, ngừa suy thận

    Trên thị trường hiện nay bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm Thận Khí Khang giúp giảm tiểu đêm, khỏe thận, ngừa suy thận vô cùng hiệu quả nhờ được Bộ Y Tế chứng nhận làm từ 100% thảo dược được trồng ở Việt Nam với thành phần chính là thảo dược quý Cẩu tích. Nhờ cơ chế không chỉ tốt cho thận dương mà còn bồi bổ được cả cho thận âm, nên có hiệu quả rất tốt cho cả nữ giới và nam giới.

    Hãy dành 2 phút gọi đến TỔNG ĐÀI 1800 6805 (MIỄN CƯỚC GỌI) để được bác sỹ Đông y, Dược sỹ tư vấn chi tiết về tình trạng tiểu đêm nhiều lần, đau mỏi ngang thắt lưng,… phòng nguy cơ suy thận

    Xem chi tiết sản phẩm Thận Khí Khang TẠI ĐÂY

    Xem danh sách Nhà Thuốc bán sản phẩm Thận Khí Khang TẠI ĐÂY

    Thu Loan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-phu-nu-tien-man-kinh-va-man-kinh-thuong-tieu-dem-nhieu-lan-a264587.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan