+Aa-
    Zalo

    Trở lại top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt sau 15 năm, ông Trương Gia Bình giàu cỡ nào?

    (ĐS&PL) - Theo giá phiên giao dịch 26/9, cổ phiếu FPT tăng thêm 1,1% lên 95.300 đồng/cp. Nhờ vậy, tổng tài sản của ông Trương Gia Bình đạt gần 8.500 tỷ đồng.

    Thông tin trên báo VietNamnet, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT của CTCP FPT vừa ghi nhận khối tài sản tăng mạnh thêm khoảng 1.000 tỷ đồng, lên mức 8.500 tỷ đồng nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian gần đây và nhà sáng lập FPT được chia cổ tức cũng như mua cổ phiếu ESOP.

    Theo đó, FPT vừa chi hơn 1.100 tỷ đồng để trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%.

    Bên cạnh đó, tập đoàn công nghệ phát hành gần 165,65 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 20:3, tương ứng cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 3 cổ phiếu mới.

    Đồng thời, FPT cũng phát hành 7,3 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (cổ phiếu ESOP).

    tro lai top 10 nguoi giau nhat san chung khoan viet sau 15 nam ong truong gia binh giau co nao dspl 11
    Ông Trương Gia Bình trở lại top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt sau 15 năm.

    Trước đó, ông Trương Gia Bình nắm giữ hơn 77,1 triệu cổ phiếu. Sau động thái nói trên, ông Bình có thêm hơn 11 triệu cổ phiếu, nâng tổng số lượng nắm giữ lên 88,73 triệu đơn vị.

    Theo giá phiên giao dịch 26/9, cổ phiếu FPT tăng thêm 1,1% lên 95.300 đồng/cp. Nhờ vậy, tổng tài sản của ông Trương Gia Bình đạt gần 8.500 tỷ đồng.

    Với khối tài sản này, ông Trương Gia Bình vượt ông Hồ Xuân Năng (người hiện có khối tài sản 7.830 tỷ đồng) để lọt vào Top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm qua, ông Bình trở lại vị trí này.

    Theo tạp chí Doanh nhân Việt Nam, năm 2006, ông Trương Gia Bình từng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản trị giá 2.400 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, đến năm 2008, tài sản của ông Bình giảm còn 600 tỷ đồng, đứng thứ 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Kể từ đó, dù tài sản tăng gấp nhiều lần nhưng ông Bình vẫn chưa thể quay lại top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cho đến tận hiện nay.

    FPT là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán (ngày 13/12/2006). Chỉ nửa tháng sau đó, giá cổ phiếu FPT đã tăng 46 lần so với mệnh giá, giúp vốn hóa của doanh nghiệp tăng lên gần 28.000 tỷ đồng (tương đương 1,75 tỷ USD).

    Từ đầu năm 2023, sau nhiều phiên lên, xuống, FPT đã tăng tổng cộng hơn 40% thị giá qua đó leo lên mức gần 94.000 đồng/cổ phiếu.

    Trong 8 tháng đầu năm, FPT ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 32.827 tỷ đồng và 5.902 tỷ đồng, tương ứng tăng 21% và 19% so với cùng kỳ.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tro-lai-top-10-nguoi-giau-nhat-san-chung-khoan-viet-sau-15-nam-ong-truong-gia-binh-giau-co-nao-a592774.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình: Chuyển đổi số, cuộc đua không đơn độc của kinh tế tư nhân

    Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình: Chuyển đổi số, cuộc đua không đơn độc của kinh tế tư nhân

    Dường như nhiều người trong chúng ta nói chung có một nỗi sợ hãi rất lớn là sợ mình không làm được. Trong hành trình chuyển đối số hôm nay, cái chúng ta cần là một sự cởi mở về tư duy trong tiếp cận vấn đề, cần một sự dũng cảm dám nói về khó khăn và dám thừa nhận những điều mình chưa biết, cần một ý chí học hỏi và dám làm những điều đó.