+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc đuổi tàu Philippines ở vùng biển Trường Sa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mặc dù khá bận rộn tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích, Trung Quốc vẫn "không quên" xua đuổi tàu Philippines ở vùng biển Trường Sa.

    (ĐSPL) - Mặc dù khá bận rộn tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích, Trung Quốc vẫn "không quên" xua đuổi tàu Philippines ở vùng biển Trường Sa.
    Tàu cảnh sát biển Trung Quốc ngày 10/3 đã xua đuổi hai tàu Philippines đi đến Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) ở Biển Đông, trong động thái mới nhất làm bùng lên cuộc tranh chấp biển đảo kéo dài giữa hai nước.
    Trung Quốc đuổi tàu Philippines ở vùng biển Trường Sa

    Tàu Trung Quốc tuần tra xung quanh Bãi Cỏ Mây ở vùng biển Trường Sa

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết các tàu Trung Quốc tuần tra vùng biển xung quanh Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa mà phía Trung Quốc gọi là rạn san hô Ren'ai) phát hiện tàu cắm cờ Philippines chở vật liệu xây dựng. Các tàu này đã rời khỏi khu vực sau khi bị cảnh cáo. Ông Tần Cương nói thêm vụ việc này xảy ra hôm Chủ Nhật (9/3).
    Tần Cương nói rằng Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu phía Philippines loại bỏ một con tàu mắc cạn được đặt làm căn cứ trên Bãi Cỏ Mây năm 1999, nhưng Manila tuyên bố không thể làm điều đó vì... lý do kỹ thuật.
    Trong một cuộc họp báo ngày 11/3 ở Bắc Kinh, người phát ngôn Tần Cương nói: "Lần này, phía Philippines đã tìm cách bắt đầu xây dựng trên rạn san hô. Hành động đó vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".
    Năm 1999, Philippines đã cho một tàu vận tải cũ mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây năm 1999 để đánh dấu lãnh thổ và triển khai thủy quân lục chiến trên con tàu rỉ sét này.
    Trung Quốc đuổi tàu Philippines ở vùng biển Trường Sa

    Năm 1999, Philippines đã cho một tàu vận tải cũ mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây năm 1999 để đánh dấu lãnh thổ và triển khai thủy quân lục chiến trên con tàu rỉ sét này.

    Bãi Cỏ Mây (Thomas Shoal 2) là cửa ngõ chiến lược để tiến vào Bãi Cỏ Rong (Reed Bank - cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) được cho là giàu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Đây là một trong những điểm nóng nhất ở Biển Đông có thể buộc Mỹ can thiệp để bảo vệ đồng minh Philippines.
    Trong năm 2010, Manila trao cho một tập đoàn Anglo-Philippines giấy phép thăm dò khí đốt trên Bãi Cỏ Rong, nhưng công việc khoan thăm dò đã bị đình hoãn trong năm 2012 vì sự hiện diện của tàu Trung Quốc.
    Chính phủ ở Manila nói Bãi Cỏ Rong, cách đảo Palawan khoảng 80 hải lý về phía tây, nằm ​​trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Về phần mình, Trung Quốc nói Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa, một quần đảo gồm 250 hòn đảo nhỏ trải rộng trên vùng biển rộng tới 165.000 hải lý.
    Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và vùng lãnh thổ Đài Loan đã tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo có tin nói giàu dầu khí này.
    Minh Đức (theo Reuters) 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-duoi-tau-philippines-o-vung-bien-truong-sa-a25100.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan