+Aa-
    Zalo

    Vì sao bạn tài giỏi mà vẫn nghèo?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tại sao lại không thể trở thành một người giàu có dù rằng bạn là một người có năng lực? Ngoài năng lực, thì còn rất nhiều điểm...

    (ĐSPL) - Tại sao lại không thể trở thành một người giàu có dù rằng bạn là một người có năng lực? Ngoài năng lực, thì còn rất nhiều điểm khác biệt trong suy nghĩ, cách quản lý tài chính giữa người giàu và người nghèo mà bạn hoàn toàn có thể thay đổi.

    Bạn đã thực sự khát khao và quyết tâm làm giàu?

    Rất nhiều người thổ lộ rằng họ ước ao sự thành công và giàu có, nhưng bao nhiêu trong số đó khát khao đủ nhiều để mạnh dạn thay đổi bản thân và nỗ lực làm giàu? Dù than vãn hay không hài lòng, chúng ta vẫn thường chấp nhận và thỏa hiệp với mức sống hiện tại, và tiếp tục mơ mộng về cuộc sống khá giả hơn mà mình chưa từng nỗ lực để đạt được. Nếu bạn “muốn” giàu có, bạn phải có tâm lý “làm giàu”. Đó chính là động lực giúp bạn bắt tay thực hiện ước mơ của mình thay vì chờ đợi phép màu xuất hiện.

    Người nghèo lo đong đếm lợi ích, người giàu lo cống hiến

    Một trong những thói quen xấu của người thất bại là đòi hỏi quá nhiều khi chưa bỏ ra thứ gì. Khi bạn mải mê đong đếm lợi ích và suy tính thiệt hơn thì rất nhiều người đã đi được nửa chặng đường. Tất nhiên đầu tư dù là tiền bạc hay công sức đều cần sự khôn ngoan và khả năng nhận lại kết quả tốt. Nhưng đừng quên mọi thành quả đều có cái giá của nó và chẳng ai cho không bạn cái gì. Nếu bạn muốn có mức lương cao, hãy cống hiến hết sức để sếp thấy được năng lực của mình, khi đó, bạn có quyền đòi hỏi. Bạn ganh tị với người trúng số trong khi chẳng bao giờ chi tiền để mua vé, liệu có hợp lý? Nhiều người rất háo hức khởi nghiệp nhưng không duy trì việc kinh doanh được lâu vì họ đang bỏ ra nhiều hơn những gì nhận được, vì lo sợ tổn thất, vì không đủ niềm tin rằng nếu tiếp tục phát triển công ty sẽ sinh lợi nhiều hơn. Những người vượt qua giai đoạn khó khăn này để thành công sẽ hiểu được rằng mạnh dạn đầu tư cho hôm nay chắc chắn sẽ nhận lại những phần thưởng xứng đáng trong tương lai.

    Người nghèo lo đong đếm lợi ích, người giàu lo cống hiến. (Ảnh minh họa).

    Người nghèo thích tiêu xài, người giàu quan tâm đầu tư

    Một ví von thú vị kiểu như người nghèo có một con gà thì sẽ ăn ngay, còn người giàu sẽ để gà đẻ trứng, để trứng nở thành gà con. Người nghèo làm việc vì tiền, người giàu để tiền làm việc cho mình, khiến tiền đẻ ra tiền. Ở Mỹ, gia đình giàu có bình thường chỉ có 20\% thu nhập đến từ việc đầu tư, còn người giàu thật sự thì con số này lên đến 43\%.

    Ngoài ra, người nghèo cũng tiết kiệm nhưng luôn vì không có tiền, một khi có chút tiền thì sẽ nghĩ đến việc tiêu xài cho thỏa. Người giàu cũng tiêu xài, thậm chí là xài xa hoa nhưng tiền tiêu xài của họ đến từ phần thu nhập ngoài lề (lợi nhuận từ đầu tư sinh lợi chẳng hạn), số tiền lớn hơn thì họ vẫn để dành cho đầu tư. Cho nên mới có việc một người lương bình quân năm lên đến 200.000 USD (khoảng 4,2 tỷ đồng) nhưng họ vẫn nghèo vì số tiền phần lớn đổ vào quần áo, mỹ phẩm, xe hơi… Còn có người lương bình quân năm chỉ khoảng 50.000 USD (khoảng 1,05 tỷ đồng) nhưng tiền họ đổ vào tài sản sinh lợi như bất động sản, cổ phiếu… sau đó họ mới dùng tiền lãi kiếm được để hưởng thụ cuộc sống.

    Người nghèo chỉ họ kỹ thuật làm việc, người giàu học cách quản lý

    Người giàu ngoài việc dùng tiền kiếm tiền ra thì họ còn để người khác thay mình kiếm tiền, vì thế họ phải học cách quản lý và thuật dùng người. Người nghèo cần có cơm ăn, hy vọng được người khác lựa chọn mình, cho nên họ phải học kỹ thuật làm việc để được trọng dụng.

    Người nghèo cần ổn định, mong một mức lương ổn định do người khác trả nhưng lại không hề biết mình kiếm được cho người khác số tiền nhiều hơn mức lương được nhận rất nhiều. Còn người giàu trả lương cho người khác, gánh lấy nhiều mạo hiểm hơn nhưng thu lợi cũng lớn hơn.

    Quản lý là một nghệ thuật, không thể hoàn toàn dựa vào kỹ thuật, bởi nó cần phải hiểu biết sâu rộng tâm tính con người. Người quản lý giỏi có thể không hiểu kỹ thuật nhưng vẫn có thể trở nên giàu có. còn người biết kỹ thuật nhưng không biết cách quản lý thì khó mà giàu có được.


    Người nghèo mua vé số, người giàu mua bảo hiểm

    Tại sao người nghèo thích mua vé số? Bởi vì nó có thể khiến họ một đêm giàu sụ lên. Họ quá khao khát thay đổi số phận và vô tình trở thành một con bạc ôm giấc mộng mong manh. Tại sao người giàu mua bảo hiểm? Họ muốn giảm bớt những rủi ro bất ngờ để có thể tích cực tập trung vào đầu tư và sáng tạo sự nghiệp. Vé số và bảo hiểm thực chất đã phản ánh quan niệm về giàu có khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Người nghèo đầy những ảo tưởng giàu có không thực tế, còn người nghèo thực hiện lý tưởng giàu có trên những cơ sở thực tế.

    Người nghèo sợ rủi ro, người giàu thích mạo hiểm

    Mạo hiểm và lợi ích là anh em với nhau. Không muốn mạo hiểm mà hy vọng có tài sản khổng lồ thì e là đến hết đời cũng không làm được. Bởi vì sự giàu có luôn tiềm ẩn trong những lĩnh vực mà nhiều người chưa biết.

    Người nghèo không dám mạo hiểm nên luôn đi theo con đường phía sau người khác, vì vậy mà chỉ có thể “nhặt nhạnh” phần lợi thừa mà thôi. Người giàu lại thích mạo hiểm nhưng mạo hiểm với sự hiểu biết các quy luật khách quan. Khi những người khác đều sợ hãi thì người giàu nói “Cơ hội đến rồi!”

    Người nghèo giết thời gian, người giàu tận dụng thời gian

    Người nghèo cảm thấy thời gian không đáng tiền, thậm chí không biết làm sao sử dụng nó. Với người giàu thì thời gian là vàng bạc. Người nghèo cũng có lúc tưởng chừng như rất bận rộn nhưng họ luôn vì không biết cách quản lý thời gian. Người giàu cũng có lúc nhàn hạ nhưng họ vẫn không ngừng suy nghĩ.

    Quá bận rộn hay quá rảnh rỗi đều không nên. Vấn đề là bạn phải học cách tận dụng thời gian và quản lý thời gian.

    Người nghèo bám lấy bà con thân thích, người giàu kết giao bạn bè bên ngoài

    Đoàn kết với người thân trong gia đình cũng không phải là không tốt, nhưng vấn đề là khi mọi người tụ họp với nhau để làm gì. Nếu như chỉ để tám chuyện thiên hạ, chơi cá cược và ăn uống no say rồi thôi thì quả thật bạn đang giết thời gian một cách quá lãng phí. Người giàu lại giỏi kết giao bạn bè, mở rộng “nhân mạch” của mình và tìm kiếm những cộng sự lý tưởng từ trong đó. Người giàu cũng xem trọng người thân nhưng các thành viên trong gia đình họ cũng biết giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc với nhau chứ không chỉ biết hưởng thụ.

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-ban-tai-gioi-ma-van-ngheo-a114515.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.