+Aa-
    Zalo

    Nên hay không nên uống nước lá sen hằng ngày?

    (ĐS&PL) - Lá sen thường được dùng để gói xôi, bọc gà... Tuy nhiên không phải ai cũng biết đây là loại dược liệu rất tốt cho sức khoẻ. Vậy, uống nước lá sen có tác dụng gì với sức khoẻ?

    Uống nước lá sen khô có tác dụng gì?

    Theo y học cổ truyền, lá sen vị khổ (đắng), hơi chát, tính mát, lợi về kinh can, tỳ, vị. Lá sen có công dụng giúp sức cho tỳ, vị, nâng cao trung khí, hạ nhiệt, làm tan ứ tụ và cầm máu. Phù hợp điều trị nôn ra máu, đổ máu cam, đại tiện ra máu, miệng khát, tâm phiền, phù thũng máu tụ, băng huyết, hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể.

    nen hay khong nen uong nuoc la sen hang ngay 4

    Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lá sen có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu; hỗ trợ giảm tổn thương gan; ức chế hấp thu chất béo vào cơ thể; tăng tốc độ chuyển hóa và tăng tiêu hao năng lượng...

    Trên lâm sàng lá sen dự phòng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao. Người cao tuổi sức khỏe yếu, người bệnh mạch vành tim và viêm túi mật, tai biến mạch máu não…nên sử dụng lá sen, thông tin trên báo VTC News.

    Công dụng dược lý của lá sen trong điều trị bệnh

    Chữa mất nước

    Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mất nước, nhất là người ốm sốt và bị tiêu chảy. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách lấy lá sen non rửa sạch, để ráo nước rồi xay nhuyễn, chắt lấy nước chia thành nhiều lần để uống trong ngày.

    Tống đẩy sản dịch

    Sau sinh sản phụ sẽ ra nhiều dịch nhầy gây cảm giác khó chịu. Uống nước lá sen có thể khắc phục tình trạng này. Cách làm như sau: sao thơm 20 - 30g lá sen rồi tán nhỏ và sắc cùng 200ml đến khi còn lại 50ml thì lấy nước uống.

    Cải thiện vóc dáng

    nen hay khong nen uong nuoc la sen hang ngay 3

    Lá sen có thể giảm thiểu hiện tượng tích mỡ thừa bên trong cơ thể nên giúp giảm cân và giữ dáng rất tốt. Để đạt được mục đích này chỉ cần lấy 60g lá sen khô, quả sơn trà tươi, vỏ quýt và hạt ý dĩ nghiền lẫn với nhau rồi uống như uống trà.

    Làm đẹp da

    Lá sen còn được dùng để rửa mặt vì có chứa hoạt chất oxy hóa tự nhiên giúp loại bỏ tạp chất, bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và tiêu diệt vi khuẩn bám trên da. Không những thế, cách làm này còn điều tiết khí huyết, tăng lưu thông máu để da có vẻ đẹp mịn màng hơn.

    Chữa rối loạn mỡ máu

    Lá sen kích thích đào thải độc tố bên trong cơ thể nên sẽ loại bỏ mỡ thừa ở máu. Cách dùng lá sen chữa rối loạn mỡ máu rất đơn giản:

    - Cách thứ nhất: lấy 660g lá sen khô, 10g sơn tra sống, 60g lá trà, sinh hoa diệp, sinh ý mễ và vỏ quất trộn đều, xay thành bột mịn, mỗi lần pha 3 - 4g với nước đun sôi để nguội và uống.

    - Cách thứ hai: dùng 3g lá sen và 6g quyết tử minh đem sấy khô, xay thành bột mịn rồi cho vào bình có 300ml nước để uống cả ngày.

    Chữa mất ngủ

    nen hay khong nen uong nuoc la sen hang ngay 2

    Không ít người biết đến công dụng chữa mất ngủ của tâm sen nhưng lại ít ai biết lá sen cũng làm được điều đó. Cách làm đơn giản nhất là lấy 30g lá sen đem rửa sạch, để ráo nước sau đó thái nhỏ, phơi khô rồi sắc với nước để uống.

    Những ai không nên dùng lá sen?

    Bài viết của BS Lan Anh trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, lá sen chống chỉ định với phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Vì lá sen có tính khử ứ, khí huyết lưu hành "trơn tru", nếu người đang đến kỳ kinh nguyệt dùng lá sen, dược tính lá sen sẽ khiến rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều, dai dẳng… dẫn đến mất máu, thiếu máu… làm cho cơ thể mệt mỏi.

    Phụ nữ có thai và đang cho con bú không dùng lá sen vì nó gây ảnh hưởng không tốt đến bào thai hoặc sức khỏe của bé.

    nen hay khong nen uong nuoc la sen hang ngay 1

    Dùng lá sen với người thể trạng hàn, sốt do cảm phong hàn, vừa nôn vừa tiêu chảy do nguyên nhân khác không phải do say nắng… sẽ khiến tình trạng bệnh lý không đỡ, mà kéo dài thời gian mắc bệnh, có thể khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.

    Hơn nữa, cần lưu ý đặc biệt với những bệnh nhân mắc bệnh lý nội khoa như suy thận, suy gan… Do lá sen là thuốc, có thành phần dược tính, ít nhiều sẽ có tác động đến cơ thể. Vậy nên cần thận trọng khi sử dụng.

    Tóm lại, dùng lá sen hãm trà, đun nước uống thay nước lọc hằng ngày cần phù hợp với thể trạng bệnh cụ thể.

    Lá sen nói riêng, các loại lá có dược tính nói chung, đều có tính chất dược lý, do đó khi sử dụng cần đúng người, đúng thể bệnh, đúng thời điểm.

    Nên tham vấn ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền khi dùng bất cứ thảo dược nào, trong đó có lá sen để tránh những tác dụng không mong muốn do lá sen gây ra.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nen-hay-khong-nen-uong-nuoc-la-sen-hang-ngay-a611588.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan