+Aa-
    Zalo

    Quần áo tù nhân mang họa tiết kẻ sọc trắng đen ngoài để dễ phân biệt ra liệu còn có lý do nào khác?

    (ĐS&PL) - Sọc kẻ trắng đen mô phỏng hình ảnh những song sắt nhà tù nên người mặc sẽ có cảm giác bị giam giữ không chỉ ở không gian xung quanh mà còn trên cơ thể.

    Trang phục tù nhân được thiết kế đặc biệt để phân biệt với dân thường, một trong những hoạ tiết phổ biến là sọc kẻ trắng đen. Mẫu thiết kế này xuất hiện lần đầu tại nhà tù New Gate, bang New York (Mỹ) vào năm 1815.

    Vì sao quần áo tù nhân lại kẻ sọc trắng đen?

    Thế kỷ 17 - 18, nhiều quốc gia ở châu Âu buộc các phạm nhân phải đi chân trần trong suốt thời gian bị cầm tù để phân biệt với người dân bình thường. Thế kỷ 19, bộ trang phục đầu tiên dành riêng cho tù nhân với thiết kế sọc đen trắng xuất hiện và mẫu họa tiết này sau đó trở nên phổ biến trong các nhà tù trên thế giới.

    quan ao tu nhan mang hoa tiet ke soc trang den ngoai muc dich de phan biet ra lieu con co ly do nao khac 2
    Ngoài lý do chi phí thấp để sản xuất một mẫu thiết kế đơn giản như vậy, áo tù sọc kẻ trắng đen còn gây hiệu ứng tâm lý với tù nhân. Ảnh: Getty Images.

    Theo nhà nghiên cứu Juliet Ash, ngoài lý do chi phí thấp để sản xuất một mẫu thiết kế đơn giản như vậy, áo tù sọc kẻ trắng đen còn gây hiệu ứng tâm lý với tù nhân. Sọc kẻ trắng đen mô phỏng hình ảnh những song sắt nhà tù nên người mặc sẽ có cảm giác bị cầm tù không chỉ ở không gian xung quanh mà còn trên cơ thể. Đây được coi là một hình thức trừng phạt về tâm lý, như lời nhắc nhở thường xuyên về những hành vi đáng xấu hổ trong quá khứ của các phạm nhân.

    Ngoài ra, sự tương phản về màu sắc, dải màu dễ nhìn thấy ngay cả vào ban đêm khiến tù nhân rất khó trốn thoát, khó hòa lẫn trong đám đông những người bình thường. Do đó, khi có tù trốn trại, lực lượng truy nã dễ dàng lần theo dấu vết của họ.

    Đến giữa thế kỷ 20, nhiều các nhà tù ở Mỹ đã bỏ hình thức trang phục này vì cho rằng cách “tra tấn” tinh thần kiểu này là kì thị và có phần vô nhân đạo. Theo quan điểm này, áo sọc kẻ đen trắng trở thành biểu tượng cho những hành vi tồi tệ, xấu xa của tù nhân. Nó khiến người mặc luôn trong trạng thái xấu hổ.

    Một số quốc gia vẫn duy trì thiết kế áo kẻ sọc cho tù nhân, kết hợp màu trắng với một màu sắc có độ tương phản cao khác như đỏ, cam, xanh da trời. Những màu này giúp lực lượng quản tù dễ nhận ra phạm nhân và phát tín hiệu báo động nếu phát giác người đó đang chạy trốn, kể cả ở khoảng cách xa.

    Ở vài quốc gia, trang phục màu trầm được sử dụng cho phạm nhân thay vì màu cam, vàng, đỏ… để tránh trùng màu với đồng phục của một số ngành nghề trong xã hội, điển hình là công nhân.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quan-ao-tu-nhan-mang-hoa-tiet-ke-soc-trang-den-ngoai-de-de-phan-biet-ra-lieu-con-co-ly-do-nao-khac-a592035.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan