+Aa-
    Zalo

    EU tìm cách hạn chế kim cương Nga

    (ĐS&PL) - Liên minh châu Âu (EU) muốn tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga bằng cách áp đặt thêm hạn chế đối với hoạt động buôn bán đá quý.

    RT đưa tin, theo tuyên bố của ủy viên châu Âu về ổn định tài chính Meirid McGuinness trên trang web của Nghị viện châu Âu, Brussels đang tìm cách hạn chế hoạt động buôn bán kim cương của Nga và việc sử dụng chúng, nhằm giảm doanh thu xuất khẩu của Moscow.

    eu tim cach han che hoat dong mua ban kim cuong nga dspl1
    Việc buôn bán đá quý của Nga hiện vẫn tránh được lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: RT

    Trước đó, đại biểu Nghị viện châu Âu Tomas Zdechovsky cho rằng vẫn có một số lượng đáng kể đá quý đang được xuất khẩu qua các kênh của EU và trên toàn thế giới.

    Hôm 31/5, đại biểu Zdechovsky đã gửi đề xuất lên Nghị viện châu Âu, hỏi liệu ủy ban có kế hoạch đưa việc xuất khẩu đá quý chưa cắt của Nga vào gói trừng phạt mà EU đang thảo luận vào thời điểm đó hay không.

    Theo các biện pháp trừng phạt hiện tại của EU, đá quý tổng hợp hoặc tái tạo của Nga phải chịu lệnh cấm nhập khẩu, trong khi các loại đá quý và kim cương khác không bị hạn chế nhập khẩu trừ khi chúng được chếtác trong đồ trang sức bằng vàng.

    Các biện pháp trừng phạt mới nhất được ký thông qua vào ngày 23/6 tập trung vào việc ngăn Nga lách các hạn chế thương mại với sự giúp đỡ của các nước thứ ba nhưng không giải quyết vấn đề kim cương.

    Bà McGuinness cho biết, ủy ban hợp tác với các quốc gia G7 và các đối tác quan trọng khác để “thiết kế và đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp hạn chế được phối hợp trong tương lai, bao gồm thông qua các công nghệ truy tìm”. Cũng theo ủy viên châu Âu, bất kỳ quyết định nào về việc gia hạn hoặc sửa đổi các biện pháp hạn chế hiện có đối với hàng nhập khẩu từ Nga phải được hội đồng nhất trí đưa ra. 

    Hồi tháng 5, Mosscow cảnh báo nếu EU trừng phạt kim cương Nga, họ sẽ tìm đến người mua khác.

    EU lần đầu đưa ra các biện pháp trừng phạt Nga vào năm 2014 để đáp trả việc Crimea sáp nhập Nga. Bán đảo Crimea trở thành một phần của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý.

    EU đã gia tăng đáng kể áp lực trừng phạt kể từ tháng 2/2022, áp đặt 11 gói trừng phạt “chưa từng có và mạnh mẽ” liên tiếp đối với Moscow. Tuy nhiên, theo nhiều báo cáo khác nhau, EU gần như đã hết cách gây áp lực kinh tế hơn nữa đối với Nga.

    Mộc Miên (Theo RT)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/eu-tim-cach-han-che-kim-cuong-nga-a584042.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan