+Aa-
    Zalo

    Khám phá ngọn núi nhả ra vàng quanh năm nhưng không ai tới nhặt

    (ĐS&PL) - Theo tính toán của các nhà khoa học, núi lửa Erebus mỗi ngày phun ra 80 g vàng kết tinh, trị giá khoảng 5.000 bảng Anh (khoảng 158 triệu đồng).

    Erebus là một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nam Cực, có độ cao 3.794m so với mực nước biển. Điều đặc biệt là những luồng khí của nó chứa những tinh thể vàng siêu nhỏ. Trong một ngày, ước tính núi lửa phun ra khoảng 80 gram vàng kết tinh, theo trang khoa học IFL Science.

    Núi lửa Erebus đã hoạt động hơn 50 năm qua. Ảnh: Adobe Stock

    Núi lửa Erebus đã hoạt động hơn 50 năm qua. Ảnh: Adobe Stock

    Bụi vàng mà núi Erebus phun bay rất xa. Các nhà nghiên cứu Nam Cực đã phát hiện ra dấu vết của vàng trong không khí xung quanh khu vực núi lửa, cách ngọn núi khoảng 1.000km. Vì những bụi vàng rất nhỏ mà lại bay trên một phạm vi rộng như vậy nên khó thu gom.

    Philip Kyle, nhà nghiên cứu ở Viện khai thác mỏ và công nghệ New Mexico ở Socorro cho rằng vàng này có thể có nguồn gốc từ đá núi lửa. Còn theo các chuyên gia của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), nhiệt độ cực cao khiến cho đá trong lòng đất nóng chảy bốc lên từ dưới núi lửa Erebus cùng với vàng, sau đó vàng được đưa lên bề mặt trước khi chúng kết tinh.

    Ông Tamsin Mather - Nhà nghiên cứu núi lửa người Anh nhận định: "Erebus là một trong số ít núi lửa có hồ dung nham hoạt động liên tục bên trong miệng núi và phun khí 24/24. Nó phun ra nhiều hạt kim loại nhỏ, bao gồm vàng và nhiều loại khác nữa. Mỗi ngọn núi lửa có các phản ứng hóa học khác nhau và có một số ít núi lửa khác ngoài Erebus cũng phun ra (bụi) vàng."

    Chia sẻ cùng Live Science, ông Conor Bacon – chuyên gia của Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty tại Đại học Columbia, Mỹ cho biết: "Những trường hợp này thực sự khá hiếm vì nó đòi hỏi phải đáp ứng một số điều kiện rất cụ thể để đảm bảo bề mặt không bao giờ bị đóng băng".

    Tuy nhiên, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA cho biết bụi vàng chỉ là một trong nhiều thứ phun ra từ Erebus bởi nó thường xuyên thải khí và hơi nước, thỉnh thoảng còn phun cả đá.

    Núi lửa Erebus được biết đến với việc bắn ra các hạt vàng ẩm ướt. Ảnh: Planet Observer/UIG/Shutterstock.

    Núi lửa Erebus được biết đến với việc bắn ra các hạt vàng ẩm ướt. Ảnh: Planet Observer/UIG/Shutterstock.

    Trong bối cảnh Nam Cực bị cô lập về mặt địa lý và thiếu công cụ giám sát, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu hình dạng núi lửa nơi đây và sự kiện có thể kích hoạt những ngọn núi lửa đang "ngủ yên".

    Với các nhà khoa học, việc núi lửa ở Nam Cực phun trào tiềm ẩn nhiều mối lo ngại. Bởi hầu hết những ngọn núi lửa ở Nam Cực đang bị chôn vùi dưới những lớp băng dày hơn 4km.

    Cụ thể, khi núi lửa phun trào nhiệt lượng tỏa ra sẽ làm tan chảy các hang động khổng lồ, tạo ra lượng nước tan đáng kể. Và đó là lúc mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ.

    Nước tan chảy mới được tạo ra sẽ làm cho lớp băng phía trên nó di chuyển nhanh hơn và bắt đầu đi vào đại dương. Những ngọn núi băng của Nam cực sẽ được tiếp xúc với các dòng hải lưu ấm áp hơn và tan chảy. Nếu tất cả băng ở Nam Cực tan chảy, nó sẽ nâng mực nước biển toàn cầu lên khoảng 60 m.

    Mực nước biển dâng cao có thể tạo điều kiện làm cho các cơn bão lớn di chuyển chậm hơn và mưa nhiều hơn, chúng sẽ tàn phá bề mặt Trái đất. Lũ lụt sẽ xảy ra trên diện rộng. Động vật và con người mất đi môi trường sống và chúng ta sẽ sớm rơi vào thảm họa kinh hoàng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/kham-pha-ngon-nui-nha-ra-vang-quanh-nam-nhung-khong-ai-toi-nhat-a416088.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan