+Aa-
    Zalo

    Khi da bị cháy nắng, tuyệt đối không làm những điều sau

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi làn da bị cháy nắng, cần lưu ý tuyệt đối tránh những thói quen sau đây để giúp chúng nhanh chóng phục hồi.

    1. Tránh mặc quần áo chật, bó sát

    Mặc quần áo quá chật khi mà bạn đã bị cháy nắng khiến cơ thể cố gắng đáp ứng lại với tình trạng tổn thương bằng cách tăng lưu lượng máu chảy đến vùng da bị cháy nắng để giúp da mau lành hơn. Điều này sẽ dẫn đến trạng thái đỏ, nóng và viêm tại vùng bị cháy nắng. Mặc quần áo chật có thể sẽ làm nặng thêm các đáp ứng viêm và do vậy, sẽ khiến da sưng và phồng rộp nhiều hơn.

    khong nen lam gi khi chay nang 1

    2. Dùng lô hội với sáp dầu

    Lô hội có tính kháng viêm rất tốt cho vùng da cháy nắng, nhưng bạn nên tránh dùng lô hội kèm với sáp dầu. Sáp dầu khiến cho da không thể thoát nhiệt, từ đó khiến vết cháy nắng lâu khỏi hơn. Bạn cũng nên tránh các sản phẩm chứa benzocaine hoặc lidocaine vì chúng có thể khiến da bị kích ứng nặng hơn.

    khong nen lam gi khi chay nang 2

    3. Không cấp đủ nước cho cơ thể

    Do da bị cháy nắng đã bị mất nước rất nhiều, nên sau khi đã làm mát da từ bên ngoài, bạn cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp làm dịu da. Bạn cần lưu ý, để giữ cho da luôn khỏe mạnh, bạn cần phải liên tục giữ nước cho cơ thể. Đặc biệt là sau khi bị cháy nắng, bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa để da hồi phục lại như ban đầu.

    khong nen lam gi khi chay nang 3

    4. Không nên sử dụng kem chống nắng hóa học

    Kem chống nắng là bước vô cùng quan trọng để bảo vệ làn da hư tổn. Tuy vậy, một sai lầm mà nhiều người hay mắc phải đó là sử dụng kem chống nắng hóa học. Để vết cháy nắng tiếp xúc với các chất hóa học có thể sẽ gây kích ứng. Hãy sử dụng kem chống nắng vật lý nếu muốn bảo vệ vùng da bị cháy nắng mùa hè.

    khong nen lam gi khi chay nang 7

    5. Không uống thuốc kháng viêm ngay

    Viêm là phản ứng của cơ thể sau khi bị cháy nắng và bạn cần làm gì đó để giảm tình trạng viêm này. Các loại thuốc chống viêm không cần kê đơn như ibuprofen hoặc aspirin có thể sẽ giúp làm giảm đau và giảm viêm trong vòng 4 - 6 giờ sau khi bị cháy nắng.

    khong nen lam gi khi chay nang 6

    6. Gãi hoặc bóc lớp da cháy nắng

    Khi bị ngứa chắc chắn rằng chúng ta sẽ muốn gãi để dứt cơn ngứa, hay lột lớp da bong tróc, điều này sẽ khiến quá trình phục hồi, điều trị tổn thương của da bị ngưng trệ, khiến vùng da cháy nắng loang lổ, mất thẩm mỹ. Thậm chí còn gây trầy xước khiến da bị tổn thương thêm lần nữa.

    khong nen lam gi khi chay nang 5

    7. Không nên sử dụng sản phẩm chứa cồn

    Việc sử dụng những sản phẩm chứa cồn thường khiến làn da cháy nắng bị bí bách, khó hồi phục như mong muốn ban đầu. Cồn sẽ làm phá huỷ lớp màng da tự nhiên và làm da yếu đi, dễ bị bào mòn và tăng khả năng kích ứng lên đáng kể, đồng thời da cũng mất đi khả năng ngăn chặn quá trình bay hơi giữ nước khiến da trở nên khô, nhăn hơn bình thường.

    khong nen lam gi khi chay nang 8

    8. Không nên sử dụng mỹ phẩm che vết bỏng nắng

    Trong quá trình phục hồi các tổn thương, nhất là vết thương hở do cháy nắng, làn da cực kỳ nhạy cảm, dễ bị dị ứng… Nếu bạn sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa thành phần hóa học sẽ làm da bị ăn mòn, giảm sức đề kháng, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, bụi bẩn…

    khong nen lam gi khi chay nang 4

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khi-da-bi-chay-nang-tuyet-doi-khong-lam-nhung-dieu-sau-a504175.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan