+Aa-
    Zalo

    Nhà máy đóng tàu Dung Quất nợ 7.000 tỷ đồng, ngấp nghé bờ vực phá sản

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chính phủ vừa gửi báo cáo tới Quốc hội về 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương, trong đó có nhà máy đóng tàu Dung Quất (DQS).

    Chính phủ vừa gửi báo cáo tới Quốc hội về 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương, trong đó có nhà máy đóng tàu Dung Quất (DQS).

    Theo báo cáo tài chính của DQS, từ tháng 6/2010 đến nay, sau khi tiếp quản nhà máy đóng tàu Dung Quất, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp tục phát sinh lỗ lên hàng nghìn tỷ đồng (chủ yếu do các khoản nợ cũ của Vinashin với các tổ chức tín dụng, lãi chồng chất).

    Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất Lương Minh Hải xác nhận khoản nợ lớn từ thời Vinashin tồn tại kéo dài khiến doanh nghiệp tham gia đấu thầu tìm kiếm sản phẩm đầu vào lao đao.

    Nhà máy đóng tàu Dung Quất nợ 7.000 tỷ đồng, ngấp nghé bờ vực phá sản. Ảnh: Vietnamnet

    Bộ Công Thương đánh giá, tài sản cố định của DQS chưa quyết toán phần lớn được đầu tư từ các dự án thời Vinashin. Nhà máy này có hiệu suất sử dụng tài sản thấp, chỉ đạt khoảng 20-30%. Nhiều trang thiết bị không phù hợp, lạc hậu hoặc không đạt chất lượng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến chi phí khấu hao hàng năm của doanh nghiệp rất lớn.

    Lãnh đạo DQS xác nhận nhiều năm dài nhà máy không có sản phẩm nhưng doanh nghiệp phải "gồng mình" trả lương, bảo hiểm đều đặn cho 2.200 kỹ sư, công nhân (mức lương từ 3,5 đến 20 triệu đồng mỗi tháng/lao động).

    Vậy là sau 13 năm thành lập, đến nay, DQS hoạt động cầm chừng, ôm gánh nợ gần 7.000 tỷ đồng, đứng bên bờ vực phá sản.

    Được biết, trong giai đoạn 2010-2016, sau khi được PVN tái cơ cấu, bổ sung nguồn vốn, công ty hoạt động chủ yếu dựa vào các hợp đồng đóng mới, sửa chữa với các đơn vị thuộc PVN. Tuy nhiên, nguồn hợp đồng từ các đơn vị thuộc PVN ngày càng giảm, trong khi công ty không đủ điều kiện để tham gia các hoạt động đấu thầu do các khoản nợ và lỗ lũy kế từ giai đoạn trước quá lớn.

    Hiện tại, công ty vẫn tiếp tục có các đơn hàng thi công đóng mới, sữa chữa cho một số các tàu hàng dịch vụ của các đơn vị trong ngành, tuy nhiên giá trị các đơn hàng này không lớn.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nha-may-dong-tau-dung-quat-no-7000-ty-dong-ngap-nghe-bo-vuc-pha-san-a299923.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan