+Aa-
    Zalo

    Đừng nên ăn rau ngót nếu bạn là một trong những nhóm người này

    (ĐS&PL) - Rau ngót lành tính và dường như có thế kết hợp được với rất nhiều thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được.

    Rau ngót là loại rau quen thuộc nhưng rất bổ dưỡng. Nhiều người thường lựa chọn rau ngót cho bữa ăn hàng ngày. 

    Theo Đông y, rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ có vị hơi ngăm đắng. Cả lá và rễ rau ngót đều có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Dân gian thường dùng rau ngót để chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, tiểu rắt, tiêu độc. Rễ rau ngót dùng làm “thuốc” lợi tiểu, thông huyết, kích thích co bóp tử cung.

    Trong các nghiên cứu y học hiện đại, rau ngót là một nguồn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, magie, photpho, mangan, kali, vitamin A, vitamin C...  

    Những người không nên ăn rau ngót

    Phụ nữ đang mang thai

    Trong rau ngót chứa lượng lớn chất papaverin tác dụng hỗ trợ giảm đau, hạ huyết áp, co giãn cơ trơn của mạch máu. Khi ăn nhiều rau ngót, chất papaverin trong rau có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sảy thai.

    Đặc biệt trong rau ngót sống, độc tính của rau còn mạnh mẽ hơn. Do đó các bà mẹ mang bầu tuyệt đối không được uống nước rau ngót sống.

    dung nen an rau ngot neu ban la mot trong nhung nhom nguoi nay 3
    Đừng nên ăn rau ngót nếu bạn là một trong những nhóm người này.

    Người cao tuổi, người hay bị mất ngủ, ăn kém 

    Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép.

    Người kém ăn, mất ngủ, người cao tuổi

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rau ngót có tác dụng phụ là gây khó thở, giảm ăn uống và khó ngủ ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và thể chất yếu. Những tác dụng phụ có thể giảm thiểu bằng quá trình nấu nướng, đo đó những đối tượng có tiền sử chán ăn, mất ngủ hay người lớn tuổi nên tránh uống nước rau ngót sống, nếu ăn rau ngót đã nấu chín cũng chỉ nên ăn 1 lượng nhỏ.

    Rau ngót ăn bao nhiêu là hợp lý?

    Các bác sĩ khuyến cáo đối với người dân khi sử dụng rau ngót chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải, tối đa là 50g/ngày và không ăn liên tục trong 3 tháng để đảm bảo sức khỏe. Rau ngót tốt cho các bà mẹ sau sinh nhưng cũng không nên ăn quá nhiều Lưu ý: Trước khi nấu nên rửa sạch rau ngót, ngâm nước muối khoảng 15 - 20 phút, sau đó vò sơ và cho vào nấu chín để rau được mềm hơn.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dung-nen-an-rau-ngot-neu-ban-la-mot-trong-nhung-nhom-nguoi-nay-a601211.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan